Sự ‘Ra Đời’ của nhiều công việc mới về công nghệ trong ngành thời trang

Ngày đăng: 18/01/24

Khi công nghệ càng ngày càng phát triển, chúng ta không những phải nói lời tạm biệt với nhiều ngành nghề mà còn bắt gặp sự xuất hiện của nhiều công việc mới. Trong đó có lĩnh vực thời trang, mọi thứ đã thay đổi và không còn giống như trước đây: các chuyên gia thời trang sẽ không đi theo con đường truyền thống để gia nhập ngành. 

Nếu như ở năm ngoái, chúng ta đều chứng kiến sự đột phá của AI thì năm 2024 sẽ là sự bùng nổ của chúng trên diện rộng và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. AI còn ảnh hưởng đến lực lượng lao động theo những cách không thể lường trước được. Cho nên, khoảng thời gian hiện tại được xem như là khoảng thời gian thú vị dành cho những ai đang làm ở ngành nghề khác và muốn chuyển sang lĩnh vực thời trang. Tiềm năng của công nghệ cũng đã khiến các chuyên gia trẻ hoặc sinh viên tốt nghiệp xuất thân từ thời trang cảm thấy lo lắng khi AI có thể thay thế họ.

The Fashion of the Future: What Will Tech Bring Next? - What Gadget

Theo báo cáo Business of Fashion State of Fashion, 73% giám đốc điều hành thời trang cho biết sáng tạo AI sẽ là ưu tiên hàng đầu cho doanh nghiệp của họ vào năm 2024. Trong báo cáo của NRF có ghi rằng AI cũng là ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư mạo hiểm vào cùng năm.

Nguồn tài trợ vốn cổ phần cho các công ty khởi nghiệp tập trung vào AI đã tăng vọt trong năm ngoái, đạt 14,1 tỷ USD chỉ trong nửa đầu năm. Ngoài ra, báo cáo của BoF cũng đã dự đoán rằng các doanh nghiệp sẽ sử dụng ¼ vốn đầu tư vào AI cho danh mục thiết kế và phát triển sản phẩm. Một trong những chuyên gia mới nhất trong lĩnh vực này là Nikki Salami, đồng sáng lập công ty khởi nghiệp VopplAR, người đang chuẩn bị ra mắt trong những tháng tới.

Nhà nghiên cứu sáng tạo AI (Generative AI researcher)

“Tôi xuất thân từ công nghệ, nhưng tôi nghĩ trong thời trang hay bất kỳ loại hình nghệ thuật nào thì vẫn cần những người sáng tạo” – Salami nói với FashionUnited – “Tôi là một kỹ sư kỹ thuật. Tôi đã tham gia nhiều dự án in 3D và từ đó học rất nhiều về mô hình 3D, trong khi người đồng sáng lập của tôi là một nhà thiết kế đồ họa lại quan tâm đến tính bền vững. Chúng tôi muốn làm điều gì đó thiết thực và nghĩ rằng tại sao chúng tôi không kết hợp chuyên môn của mình vào lĩnh vực thời trang. Đó là suy nghĩ của chúng tôi khi thành lập công ty này. Chúng tôi thích thời trang vì nó như một hình thức thể hiện bản thân và đồng thời, chúng tôi cũng kết hợp công nghệ vào lĩnh vực này”. 

Bằng cách làm việc với các thuật toán của machine learning (tên tiếng Việt là máy học, chúng được sử dụng nhằm mục đích cá nhân hóa các giải pháp dựa trên data mẫu), VopplAR cung cấp cho khách hàng vô số giải pháp thiết kế dựa trên tính thẩm mỹ thương hiệu và nhu cầu thương mại của họ một cách nhanh chóng. Điều này giúp giảm chi phí và tránh lãng phí tài nguyên và nhân lực. 

Home - VopplAR
Nền tảng VopplAR có thể giúp tạo ra nhiều phiên bản khác nhau trong một thiết kế
Home - VopplAR
Nền tảng VopplAR có thể giúp tạo ra nhiều phiên bản khác nhau trong một thiết kế

Họ tung ra các dịch vụ như dùng thử sản phẩm online (Virtual Try On hay VTO), phối màu online (cho phép khách hàng cho thể lựa chọn và tạo ra màu sắc yêu thích), 3D Render. Ví dụ như khi một thương hiệu túi xách hợp tác với VopplAR, họ có thể cho ra mắt các dịch vụ thay đổi tay cầm ở các chi tiết, phần cứng, chất liệu, hay màu sắc. Sau đó, khách hàng có thể chụp lại ảnh và tải về máy.

Virtual Try-On: How To Use It - Revlon
Công nghệ Virtual Try-On

Mặc dù họ chỉ đang trong giai đoạn khởi động và họ đang hợp tác với các công ty vừa và nhỏ để thu thập ý kiến, phản hồi và rút kinh nghiệm trước khi phát hành phiên bản riêng và đầy đủ hơn trong những tháng tới.

Một ví dụ khác là của một thương hiệu giày bền vững, họ không chắc chắn có nên cho ra mắt một kiểu dáng với màu sắc khác hay không. Bởi vì sợ điều này sẽ tiêu tốn chi phí, có thể sẽ không bán được và lãng phí tài nguyên, cho nên họ đã sử dụng các dịch vụ của VapplAR để tạo một quảng cáo phiên bản thử nghiệm về giày trước khi sản xuất. Từ đó họ có thể đánh giá liệu khách hàng có bấm vào để mua hay không.

Salami đã từng làm việc cùng với nhiều chuyên gia chưa từng học thiết kế, nhưng họ có đầu óc sáng tạo. Những ý tưởng cho VopplAR hoàn toàn dựa vào những kiến thức trong ngành thiết kế đồ họa của người đồng sáng lập. Mặc dù trước khi công ty phát triển, Salami đã nghĩ rằng cô sẽ chỉ chọn những nhân viên đã từng học hoặc làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng sau khi công ty phát triển, cô hy vọng sẽ tìm được những tài năng trong lĩnh vực thiết kế. 

Cô cũng đã đưa ra lưu ý rằng chúng ta không nên tin tưởng hoàn toàn rằng AI có thể làm được mọi thứ từ đầu đến cuối. Cô nhận thấy càng nhiều doanh nghiệp tò mò và có dự định đầu tư vào công nghệ nhưng vẫn có một số người vẫn còn lưỡng lự trong việc áp dụng chúng. Cô nói: “Bạn không nên sợ nó mà hãy nắm lấy nó, bởi vì nó đang phát triển rất nhanh chóng. Tôi không nghĩ nó sẽ thay thế toàn bộ quy trình thiết kế hay loại bỏ luôn những nhân viên trong lĩnh vực thiết kế. Mà bạn chỉ nên xem nó là một công cụ mà nhà thiết kế có thể sử dụng như một phần trong quy trình làm việc của mình để thiết kế tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn”. 

Nhà sáng tạo công nghệ (Creative Technologist)

Có hai loại công việc đang hot trong lĩnh vực công nghệ: nếu như loại đầu tiên tập trung vào nâng cao trải nghiệm của khách hàng thì loại còn lại tập trung vào việc gắn kết thương hiệu. Các thương hiệu muốn trở thành trung tâm của cuộc trò chuyện thì sẽ thường hợp tác và triển khai ý tưởng đến từ những nhà sáng tạo công nghệ.

David Poinchock đến từ Brand Experience Lab ở thành phố Jersey đã mô tả công ty của mình là “sân chơi của các công nghệ mới nổi” khi tập trung vào khám phá thực tế ảo và Metaverse. Công nghệ này có thể vận chuyển đến các cửa hàng, pop-up store hoặc bất kỳ không gian sự kiện nào và lắp đặt tại đó. Họ mời khách hàng đến đó thử nghiệm và khám phá các cách mà công nghệ sẽ phục vụ ‘trải nghiệm’ cho những vị khách ấy. 

“Hãy xác định mục tiêu khi sử dụng công nghệ: bạn đang làm điều đó vì muốn được giới truyền thông chú ý hay bạn đang làm điều gì đó vì bạn cần tạo ra doanh thu trực tiếp từ nó. Đó chính xác là hai mục tiêu khác nhau” – Brand Experience Lab đã hợp tác với các thương hiệu làm đẹp cao cấp trong năm 2023 và ông tin rằng năm 2024 sẽ là năm của các thương hiệu thời trang.

@edudzrz

Anrealage FW 23 😱🌻 #TikTokFashion #FashionMonth #fashiontiktok #fashion #moda #parisfashionweek #anrealage #fyp

♬ Boy’s a liar Pt. 2 – PinkPantheress & Ice Spice

Brand Experience Lab cung cấp các giải pháp tại cửa hàng để giúp trải nghiệm của khách hàng trở nên chân thật nhất có thể, loại bỏ các rào cản khi mua hàng, đặc biệt là trong công nghệ bán lẻ không người giám sát và các cửa hàng không có nhân viên thu ngân. Một lĩnh vực công nghệ thời trang mà Poinchock đang ngày càng quan tâm là kết hợp kỹ thuật số để các thương hiệu tương tác với thế hệ trẻ. 

“Nếu bạn nói với bất kỳ ai đó vào 5 năm trước rằng bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền từ việc bán thứ gì đó không tồn tại, có thể mọi người sẽ cười. Nhưng giờ đây, chúng tôi đã biến điều ấy thành sự thật!”

New Dimension: What Does 3D Printing Mean For The Fashion Industry? | Harper's Bazaar Arabia
Công nghệ in 3D
Virtual influencers set to change the future of influencer marketing
Gần đây, chúng ta chứng kiến sự lên ngôi của những Influencer ảo

Khám phá thêm: Influencer Trung Quốc sử dụng AI để… thay thế bản thân khi livestream

Nhà sáng tạo công nghệ trong ngành bán lẻ giải trí

Một kỹ thuật viên sáng tạo công nghệ ở mục này sẽ là những người giúp các thương hiệu thu hút khán giả theo cách khác nhau. Cơ sở khách hàng ở đây có thể là những người tiêu dùng hiện tại hay nhóm nhân khẩu học mới và trẻ hơn. Các thương hiệu như Coach và Timberland đã thử áp dụng các loại sự kiện “bán lẻ” truyền thông này với các hoạt động tương tác thực tế ảo (AR) và sắp đặt trải nghiệm thông qua các hoạt động nhập vai quy mô lớn kết hợp giữa công nghệ, nghệ thuật và thiết kế.

Coach unveils interactive AR experience at New York store
Trải nghiệm AR tại cửa hàng ở New York của Coach

Lightbox là một không gian ở khu trung tâm Manhattan với công nghệ trình chiếu 360 độ cho phép các nhà mốt có cơ hội tùy chỉnh các bức tường để tạo ra những trải nghiệm mới khi tham quan ấy. Nhân dịp kỷ niệm sự hợp tác giữa nhà thiết kế LaQuan Smith và CashApp, họ đã lựa chọn dịch vụ độc đáo và phổ biến nhất của Lightbox để tổ chức bữa tiệc tối. 

Theo Charlie Meshchaninov, Giám đốc bán hàng B2B tại Lightbox, đã cho biết: “Chúng tôi đặt một chiếc bàn ở giữa không gian ấy và đặt máy chiếu ở trên đó. Máy chiếu sẽ chiếu nội dung lên 4 bức tường xung quanh theo chủ đề cụ thể và nội dung là do khách hàng lựa chọn, chúng có thể liên quan đến sản phẩm. Tại chỗ cũng có một căn bếp mở, thực đơn và cocktail đã được lên kế hoạch sẵn và có liên quan đến nội dung trình chiếu. Chúng tôi đảm nhận tính thẩm mỹ của không gian ấy, ánh sáng và âm thanh đều được phát triển thông qua hệ thống AV. Bữa tiệc kết hợp đầy đủ các trải nghiệm giác quan và bạn có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm theo một cách kể chuyện thú vị hơn”. 

Why AR clothing try-on is nearly here | Vogue Business
Trải nghiệm ảo tại cửa hàng

Do sự bùng nổ của trải nghiệm ảo trong thời kỳ đại dịch, các hoạt động trong các sự kiện trực tiếp đang dần phải thay đổi. Theo lời của Meshchaninov: “Chúng tôi cần tiếp thu những ý kiến về trải nghiệm trực tiếp và chúng tôi luôn phải nâng cấp chúng lên giai đoạn tiếp theo”. Các sự kiện thời trang truyền thống thường hay lặp đi lặp lại khiến khách tham gia cảm thấy nhàm chán, nhưng khi điều chỉnh một không gian, thêm vào thức ăn, hình ảnh, mùi vị và âm thanh có thể tạo ra một trải nghiệm mới cho thương hiệu.

Trái ngược với các dịch vụ do Brand Experience Lab cung cấp, công nghệ này không thể di chuyển. Mặc dù thế, Meshchaninov nhận thấy rằng nhu cầu về các dịch vụ như thế này vẫn tăng đều đặn trong năm qua và các doanh nghiệp càng mạnh tay chi tiền đầu tư vào nhiều hơn.

Thực hiện: Mỹ Tâm

Theo Fashion United