Thua lỗ: Lanvin rơi vào khủng hoảng

Ngày đăng: 13/06/17

Doanh số bán hàng quý 1,2/2017 giảm hơn 32%; tổn thất ròng lên đến 27 triệu euro; một kế hoạch cắt giảm nhân sự được triển khai, khiến cho các nhân viên  làm việc tại nhà mốt lâu đời của Pháp lo lắng. Lanvin đang rơi vào một cuộc khủng hoảng!

Được thành lập vào năm 1889, Lanvin là một trong những nhãn hiệu thời trang độc lập lớn nhất của Pháp, trong khi những thương hiệu khác đang nằm trong tay các tập đoàn lớn như LVMH và Kering.

Nhà thiết kế Alber Elbaz người đã được giới mộ điệu công nhận là góp phần rất lớn trong việc vực dậy thương hiệu Lanvin.

Sau sự ra đi của Nhà thiết kế Alber Elbaz – người đã được giới mộ điệu công nhận là góp phần rất lớn trong việc vực dậy thương hiệu vào năm 2015; Bouchra Jarrar, được bổ nhiệm vào tháng 3 năm 2016, đã đem đến một phong cách khác cho Lanvin. Tuy nhiên những thiết kế này đã không đem lại doanh thu như dự tính. Một nguồn tin cho biết: “Bộ sưu tập đầu tiên đã rất tệ, mùa thứ hai cũng không tốt hơn mấy”.

Thông tin trích dẫn từ BOF: doanh số bán hàng tại Lanvin đã giảm 23% trong năm vừa qua. Theo đó, tổng doanh thu 2016 xuống còn 162 triệu euro (tương đương 182 triệu USD). Điều đáng nói là cách đây 4 năm (2012), Lanvin đạt doanh thu lên đến 235 triệu euro.

Doanh thu giảm 32% trong hai tháng đầu năm 2017, trái ngược với màn trình diễn mạnh mẽ của các đối thủ trong cùng phân khúc khách hàng như Louis Vuitton của LVMH và Gucci của Kering.

Doanh thu giảm 32% trong hai tháng đầu năm 2017, trái ngược với màn trình diễn mạnh mẽ của các đối thủ trong cùng phân khúc khách hàng như Louis Vuitton của LVMH và Gucci của Kering.

Nhà thiết kế Bouchra Jarrar, được bổ nhiệm vào tháng 3 năm 2016

Năm 2015, Lanvin từng đạt lợi nhuận 6,3 triệu Euro. Nhưng đến năm 2016, công ty thua lỗ 18,3 triệu Euro (lần đầu tiên trong gần một thập kỉ con số thua lỗ trở nên lớn đến vậy). Và năm 2017, con số thua lỗ đã lên đến 27 triệu Euro.

Lanvin, hiện đang có gần 300 nhân viên tại Pháp, đã chỉ định công ty tư vấn Long Term Partners tiến hành kiểm toán và cắt giảm chi phí, và đi đến quyết định đóng cửa một số cửa hàng không có lợi nhuận. Các chương trình này sẽ giảm chi phí quảng cáo và đầu tư vào các cửa hàng, và kế hoạch sa thải chín người cũng đang được tiến hành, với sự cắt giảm thêm trong năm 2017.

Nhưng một số nhân viên của Lanvi đang bỏ đi và công ty phải đối mặt với thách thức là làm sao để giữ chân các nhân tài. Bên cạnh đó chiến lược giảm giá đang được cân nhắc, vì có thể làm hỏng hình ảnh sang trọng vốn có của Lanvin.

Lanvin Pre-Spring 2016.

Một trong những nguồn tin cho biết: “Viên ngọc quý của ngành thời trang Pháp đang bị đe doạ và nhân viên đang hết kiên nhẫn”. Shaw-lan Wang (Đài Loan), cổ đông lớn của công ty, đã miễn cưỡng đầu tư vào thương hiệu trong nhiều năm, không muốn liên kết với nhà đầu tư Thụy Sĩ Ralph Bartel, người sở hữu 25% cổ phần của Lanvin, để bơm thêm tiền vào kinh doanh để hỗ trợ cho thương hiệu này vì nó sẽ làm giảm số cổ phần mà Shaw-lan Wang đang có. Ralph Bartel thì đang không đồng ý với những chọn lựa đưa ra từ ban giám đốc và mong muốn thay đổi chiến lược kinh doanh khẩn cấp.

Viên ngọc quý của ngành thời trang Pháp đang bị đe doạ và nhân viên đang hết kiên nhẫn.

Năm 1920-1930 là những năm hoàng kim của Lanvin, khi doanh thu của thương hiệu đứng hàng đầu nước Pháp. Điều gì ở hiện tại có thể cứu vãn được tình thế của Lanvin, một giám đốc sáng tạo mới hay thêm một khoản đầu tư, hay… một phép màu?

Thực hiện: Koi

Nguồn tin từ BOF