Từ điển chăm sóc da: Những chất sau đây không nên có trong mỹ phẩm của bạn

Ngày đăng: 22/02/24

Bài viết này sẽ giúp bạn học được cách nhận biết những chất có hại phổ biến nhất được tìm thấy trong ngành mỹ phẩm và chúng ta nên tránh những chất này nếu muốn có một làn da tươi tắn, khỏe mạnh bạn nhé!

Khi cần lựa chọn mỹ phẩm cho da, chúng ta có thể sẽ không để ý rằng mỹ phẩm thông thường cũng có khả năng chứa những loại hóa chất gây hại cho sức khỏe. Mặc dù chúng đem đến hiệu quả tức thì nhưng lại có hại sau này. Đó là lý do tại sao chúng ta nên ‘đặt cược’ vào những sản phẩm có thành phần tự nhiên, vì làn da của chúng ta nhận biết được chúng vì chúng giống với cấu trúc da của chính chúng ta.

Hãy cẩn thận khi tìm mua mỹ phẩm và cân nhắc chối từ nếu chúng có chứa một trong những chất sau đây!

Many Personal Care Products Contain Harmful Chemicals. Here's What to Do About It. - The New York Times

‘Chiến binh tẩy rửa’ Sulfates – hoạt chất gây kích ứng da

Những chất hoạt động bề mặt tổng hợp nổi tiếng này chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc hàng ngày, chẳng hạn như dầu gội hoặc gel tắm, vì khả năng làm sạch cao của chúng. Chúng giúp hòa tan bụi bẩn và dầu tự nhiên. Nhưng chính sulfate cũng ‘loại bỏ’ luôn hàng rào bảo vệ làn da của chúng ta trước các tác nhân bên ngoài. Đối với những người chưa biết điều này, nồng độ sunfat cao có trong các sản phẩm sử dụng hàng ngày và việc tiếp tục sử dụng chúng có thể dẫn đến các vấn đề kích ứng và căng da, khô hoặc thậm chí rụng tóc.

Bath Products

‘Kẻ gây hại’ trong các sản phẩm tóc gọi tên Silicon

Trước đây, cả thế giới đã ca ngợi rất nhiều về thành phần Silicon trong mỹ phẩm. Nhưng từ khi hai quyển sách là “Curly Girl the handbook” của tác giả Lorraine Massey và “La Vérité sur les cosmetiques” của tác giả Rita Stiens được xuất bản, Silicon đã bị ‘lột xuống lớp mặt nạ’ và bị chỉ trích nặng nề cho đến bây giờ.   

Chúng hoạt động như chất dưỡng ẩm, chất làm mềm và chất bịt kín lớp biểu bì. Silicon thường được dùng trong cả dầu gội và sữa tắm và chức năng chính của chúng là tạo một lớp trên tóc hoặc da, ngăn không cho chúng tiếp xúc với bên ngoài. Vấn đề với silicon là hầu hết đều không tan trong nước nên chúng có xu hướng tích tụ, khiến tóc và da chúng ta không thể thở và thực hiện các chức năng bình thường. Về lâu dài, điều này khiến tóc trở nên bẩn hơn và lệ thuộc vào việc sử dụng dầu gội, từ đó làm xấu đi da đầu và sợi tóc. 

In-Cosmetics Global 2023 - WACKER Introduces Silicone Elastomer Gels and Gum Blends with a New Formulation Concept - Wacker Chemie AG

Hương liệu – yếu tố tạo mùi trong mỹ phẩm

Đối với một số sản phẩm, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy hương liệu tổng hợp trong kem bôi mặt, sản phẩm chăm sóc tóc và cả chất khử mùi. Khi nói đến nước hoa tổng hợp thông thường, chúng như một chiếc hộp Pandora, chúng ta có thể tìm thấy vô số hợp chất độc hại cũng như các thành phần khác nhau có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như xạ hương hoặc long diên hương. Những người lựa chọn mỹ phẩm không chứa chất này sẽ thay thế chúng bằng các loại nước hoa tự nhiên kết hợp trái cây họ cam quýt với tinh dầu để mang lại cho làn da mùi hương sảng khoái và tự nhiên.

Natural vs. Synthetic Fragrance - What's the Big Deal? – Each & Every Company

Phthalates và toluene – ‘cặp đôi’ chất độc trong sơn móng tay

Chúng có thể được tìm thấy trong sơn móng tay thông thường hoặc trong nước hoa và chúng hoạt động như một chất cố định, dung môi và chất làm mềm. Những chất này tiếp xúc với da qua đường hô hấp, đi vào máu và làm rối loạn nội tiết tố. Toluene là dung môi trong suốt gây kích ứng mắt và có thể gây mệt mỏi và đau đầu.

Nail polish colors 2023: How they get those wild names.

Tác nhân khử mùi: Muối nhôm (Aluminum salts)

Nhôm là chất độc chính được tìm thấy trong chất khử mùi. Đó là chất chống mồ hôi nhân tạo làm tắc nghẽn tuyến mồ hôi và làm giảm lượng mồ hôi. Bạn có biết rằng ở nách chúng ta tiết ra nhiều protein và lipid, hai chất này ‘hấp dẫn’ những vi khuẩn đến và sử dụng chúng là nguồn thức ăn. Và chính chất thải của vi khuẩn là ‘thủ phạm’ gây ra mùi khó chịu ấy. Muối nhôm có khả năng thẩm thấu vào da của chúng ta, tạo điều kiện cho các bệnh phát triển. Một trong số đó là ung thư vú, chúng cũng được hình thành từ độc tính của nhôm.

My dermatologist told me to stop using my normal deodorant and to use this instead

Paraffin – kẻ tạo nên ‘một lớp dưỡng chất giả’ 

Thường được sử dụng để làm kem dưỡng thể, chúng có nhiệm vụ mang đến một làn da ngậm nước rõ ràng nhờ kết cấu dạng kem nhưng thực tế thì lại không như vậy. Chúng thường được sử dụng để thay thế dầu thực vật và hút độ ẩm từ da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và ngăn không cho da thở một cách tự nhiên. Theo thời gian, parafin sẽ làm khô da và dẫn đến mụn trứng cá và kích ứng. Trong các sản phẩm son môi, chúng ta có thể vô tình nuốt chúng và độc tố sẽ bị tích tụ trong thận và gan. Bởi vì chúng thấm rất nhanh và chi phí nguyên liệu thấp nên thường được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp.

“Trong mỹ phẩm, chất bảo quản thường được sử dụng để tránh hư hỏng sản phẩm, kéo dài thời gian sử dụng và bảo vệ chúng khỏi các chất gây ô nhiễm bên ngoài. Nhiều loại trong số chúng gây độc cho hệ thống miễn dịch và gây ra một số lượng lớn các phản ứng như dị ứng, kích ứng và làm mất sắc tố da.”

Không nên ‘làm quen’ các sản phẩm có chứa clo, brom hoặc iodo

Chúng tôi khuyên bạn nên tránh các thành phần có chứa từ “chloro”, “bromine”, “iodo” và các chất như BHA hoặc axit boric, là những chất bảo quản nổi tiếng. Nhưng vẫn có các chất bảo quản tự nhiên hoặc tổng hợp như natri levulinate, natri aniseat, rượu benzyl, natri benzoat và kali sorbate được các tổ chức chứng nhận mỹ phẩm thiên nhiên chấp nhận.

Controversial skincare ingredients | Abigail James

Thực hiện: Mỹ Tâm