Một trang sử mới đang được viết tại Ferragamo

Ngày đăng: 27/09/22

Một trang sử mới đang được viết tại Ferragamo: cuộc trò chuyện giữa cổ điển và đương đại, tất cả đều được dựa trên di sản và tầm nhìn rõ nét về hiện tại.

Công nhận tầm quan trọng của từng yếu tố đối với tổng thể, hành trình tái dựng, giác quan nhạy bén về tính sang trọng và sự tôn trọng đối với nghề thủ công có liên quan, bắt đầu từ nền tảng: các chữ cái đang được sử dụng, hình dạng của chúng, các từ mà chúng tạo thành. Chữ viết tay của nhà sáng lập được chuyển thể thành phông chữ serif, có tác động, tinh tế, khẳng định như một bằng chứng trong sự căng thẳng giữa chủ nghĩa cổ điển và hiện đại.

Ferragamo đã ủy thác cho Peter Saville, nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng, bậc thầy của những liên tưởng bất ngờ và phong cách tinh giản mạnh mẽ, để tạo ra biểu tượng mới mà ở đó ông quan niệm rằng một người theo chủ nghĩa hiện đại mang phông chữ cổ điển, gợi lại những chữ khắc trên đá đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ thời Phục hưng. Được lọc qua lăng kính tinh giản một cách kiên quyết, nó mang đậm cảm giác về lịch sử thay vì bị đè nặng bởi sức nặng của lịch sử. Tất cả các tài liệu tham khảo được tước bỏ thành một hào quang, mang hơi hướng cổ điển bao quanh nét hiện đại của cái nhìn về phía trước. Một chủ nghĩa hiện đại và ý định gợi cảm được đặt trong một logo trông giống như nó đã luôn ở đó.

“Giá trị của Florence nằm trong văn hóa của công ty: điều đó đã dẫn lối đến việc đặt cược vào một phông chữ cổ điển. Tầm nhìn chung là sự chỉn chu và hiện đại. Từ đó, phông chữ được tối giản và trở nên tân thời. Hơn thế nữa, tay nghề tinh xảo từ Ferragmo được cô đọng thành ý tưởng dòng chữ khắc trên đá. Trong sự căng thẳng này là biểu trưng mới và sự cân bằng phức tạp mà nó thể hiện” – Peter Saville bày tỏ. “Lịch sử là khó báu vô hạn của chính nhà mốt sở hữu nó. Biểu tượng mới của Ferragomo bao hàm hay thậm chí mở ra bề dày lịch sử và cả thực tại. Không chỉ đơn thuần là một biểu tượng, đây cũng chính là đường lối, thứ sẽ bố trí và dẫn dắt một chương mới sẵn sàng được chấp bút” – theo Marco Gobbetti.

Tags: