Ba kiểu giám đốc sáng tạo được đánh giá cao tại các thương hiệu thời trang

Ngày đăng: 21/11/23

Dựa vào chuyên môn và phong cách thiết kế, có thể chia các người đứng đầu sáng tạo tại các nhà mốt thời trang thành 3 kiểu chính được giới chuyên môn đánh giá cao.

Như bài viết trước về giám đốc sáng tạo chúng tôi đã phân tích, ngày nay, ngoài phụ trách mảng thiết kế, các giám đốc sáng tạo còn phải đảm bảo bộ sưu tập sẽ đem lại lợi nhuận cho nhãn hàng. Áp lực này dẫn đến việc các giám đốc sáng tạo phải “kìm” cái tôi lại, sáng tạo theo hướng an toàn để làm hài lòng tất cả các bên: từ khách hàng tới cổ đông của công ty. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều giám đốc sáng tạo gắn bó chặt chẽ với tư duy, phong cách thiết kế của chính họ, di sản của nhà mốt và bỏ qua sự “an toàn”, nhưng vẫn cân bằng được mục tiêu kinh doanh. Vừa làm rập, vừa làm hình ảnh cho thương hiệu, vừa đem lại doanh thu, những nhà thiết kế này được giới mộ điệu và cả công chúng đánh giá rất cao.

Dựa trên chuyên môn và phong cách thiết kế của họ, chúng tôi chia các giám đốc sáng tạo này làm 3 kiểu:

1. Nhà giám tuyển

Các nhà giám tuyển kết nối con người, sản phẩm và ý tưởng sáng tạo bằng cách tạo ra sản phẩm nào đó vừa mới lại vừa quen – bộ sưu tập Nike x Dior là một ví dụ, khiến các cộng đồng có gu thẩm mỹ khác nhau tiến lại gần nhau hơn, và giới thiệu các cộng đồng này với nhau. Họ đồng thời giám sát và quản lý đội ngũ sáng tạo. Một nhà thiết kế điển hình của phong cách này là Virgil Abloh, một nhà giám tuyển đại tài. Anh đã mang lại ý nghĩa và mục đích mới cho mọi thứ trong mắt người tiêu dùng, từ chiếc thảm IKEA đến chai nước Evian. Virgil Abloh là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo tại một nhà mốt xa xỉ hàng đầu thế giới – Louis Vuitton.  “Đó là một vị trí rất khó để thay thế. Virgil đã kết nối âm nhạc và thời trang một cách độc đáo.” – một người trong ngành nhận xét.

merlin_134786064_2bf23c30-2982-4cbe-a9dc-ae26d73a6342-superJumbo.jpg (2048×1363)
Virgil Abloh

Theo Atlanta de Cadenet Taylor, người sáng tạo nội dung số, người có ảnh hưởng và là đồng sáng lập của công ty tư vấn Papergirl, “làm một nhà giám tuyển thời trang tốt là một phần quan trọng của việc trở thành một giám đốc sáng tạo thành công ngày nay. Đó là một kỹ năng rất khác biệt.” Cô nhắc đến Marc Jacob như một ví dụ tuyệt vời. “(Anh ấy nói) ‘Tôi thấy các người trẻ đang làm việc này. Tôi thì không thể làm được, nên hãy để tôi tìm một người khác có thể.” Và đó là Ava Nirui, bộ não sáng tạo đứng đằng sau dòng sản phẩm tạo nên cơn sốt trên mạng xã hội gần đây: Heaven by Marc Jacobs.

1239305.jpg (1989×3000)
Ava Nirui
nssgclub-heaven.jpg (1600×1000)
Heaven by Marc Jacobs

2. Người theo chủ nghĩa truyền thống 

Những giám đốc sáng tạo theo chủ nghĩa truyền thống đánh giá thời trang xa xỉ dựa trên chất lượng. Ví dụ như Hermès, đây là một thương hiệu “không bị ràng buộc bởi cái tên hay xu hướng nào. Cam kết của họ là chất lượng”. Những nhà mốt được điều hành bởi những giám đốc sáng tạo theo chủ nghĩa truyền thống như Nadège Vanhée-Cybulski hay Karl Lagerfeld quá cố không di chuyển nhanh để bắt kịp xu hướng hay theo đuổi danh vọng. Những thương hiệu này có lợi nhuận ổn định (không giống như những nhà mốt sang trọng khác, doanh số bán hàng của Hermès không bị ảnh hưởng bởi đại dịch) và đến từ những sản phẩm mang tính biểu tượng, có mức giá rất cao nhưng nguồn cung hạn chế có chủ đích.

ftcms:8cabdd3d-d471-408e-a602-fd7fad56b9ba (1440×810)
Nadège Vanhée-Cybulski – Vị giám đốc sáng tạo “bí ẩn” của Hermès
lagerfeld-chanel.jpeg (1600×1600)
Karl Lagerfeld

3. Người theo chủ nghĩa thẩm mỹ cá nhân

Những giám đốc sáng tạo theo chủ nghĩa cá nhân xây dựng thương hiệu như một thế giới riêng của họ. Ví dụ như Daniel Roseberry kết nối các câu chuyện của Schiaparelli với sự khéo léo, nhẹ nhàng và qua lăng kính siêu thực đầy tự tin. Sáng tạo và đổi mới, các bộ sưu tập của những giám đốc sáng tạo này được coi là nhất quán chú trọng tới từng chi tiết, các buổi trình diễn của họ luôn là những câu chuyện “giàu” chất riêng mà không hề phô trương hay quá hoành tráng.

Telfar, Thom Browne, John Galliano tại Maison Margiela, JW Anderson tại LOEWE, và Rick Owens đều là các giám đốc sáng tạo theo chủ nghĩa thẩm mỹ cá nhân.

Rick Owens
Photo%20by%20Richard%20Bord:Getty%20Images.jpg (2560×3840)
Thom Browne

Thực hiện: Lexi Han

Theo Ana Andjelic

Đọc thêm:

Vai trò thực sự của Giám đốc sáng tạo giữa guồng quay của thời trang ngày nay là gì?