Chiến lược củng cố chuỗi cung ứng của Chanel

Ngày đăng: 13/12/21

Trong hai năm gần đây, Chanel đã mua lại bảy nhà sản xuất mới. Tại show diễn Chanel Métiers d’Art 2022 vừa qua tại Paris, chủ tịch Bruno Pavlovsky đã chia sẻ về chiến lược sắp tới của hãng nhằm củng cố lại hệ thống cung ứng của thương hiệu thời trang hàng đầu nước Pháp.  

Di sản Chanel dù có trải qua hàng trăm năm, cũng không bao giờ đánh mất sự liên kết với con đường Rue Cambon xa hoa và khách sạn địa phương Ritz, nơi Coco từng sống những ngày mới lập nghiệp. Nhưng năm nay, vào lần thứ 20 của Métiers d’Art, Chanel đã mời mọi người đến khu đô thị nhỏ dưới mái nhà Le19M, một tòa nhà mới ở Paris do kiến ​​trúc sư Rudy Ricciott thiết kế. Không gian rộng hơn 25.000 mét vuông này được dự kiến sẽ trở thành căn nhà di sản mới của Chanel, với hơn 600 thủ công lành nghề sẽ làm việc tại đây. 

Hình ảnh các nghệ nhân làm việc tại Le19M

Nằm giữa khu phố Aubervilliers tại quận 19 của Paris, Le19M được quy tụ bởi những nghệ nhân xuất sắc nhất, từ thợ thêu Lesage và Atelier Montex, thợ làm lông và hoa của Lemarié, thợ xếp nếp Lognon, chuyên gia bột màu Paloma, bộ phận trang trí MTX, thợ làm mũ Maison Michel, cho đến thợ kim hoàn Goossens và thợ đóng giày Massaro. Chia sẻ về kế hoạch tương lai, Chanel cho biết sẽ thuê thêm 100 người thợ thủ công cho mỗi năm.

Viard đã diễn tả lại logo của thương hiệu bằng văn hóa graffiti “thân thiện” với những hạt màu và lông đà điểu đa sắc. Nhiều hình thêu đã được lấy cảm hứng từ chính cấu trúc và nội thất của tòa nhà, chẳng hạn như những đường thêu bạc bằng sequins của Montex. Đúng với triết lý đích thực của Chanel, Viard làm mới những di sản của nhà mốt bằng cách xếp các lớp vải bouclé và tweed đa dạng kích thước để bất ngờ tạo ra một bộ suit hoàn thiện.

how-chanel-is-strengthening-its-supply-chain

Mọi thứ thoạt nhìn rất hoàn hảo, nhưng để có thể duy trì sản xuất những sản phẩm thủ công tinh xảo như vậy cũng không phải là chuyện dễ dàng. Nhất là khi thương hiệu buộc phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đồng thời đối phó với những áp lực về vấn đề môi trường của ngành thời trang, cũng như nâng cao điều kiện lao động cho các thợ thủ công.

Chanel tiết lộ về Le 19M, trụ sở mới của Métiers d'Art - 3

Không dừng lại ở đó, việc nhiều nghệ nhân lành nghề (yếu tố thành công rất lớn của phân khúc xa xỉ) bước vào giai đoạn nghỉ hưu cũng tạo thêm nhiều thách thức cho Chanel. Các thương hiệu khác như Hermès, Louis Vuitton hay Prada cũng đang loay hoay tìm giải pháp, bằng cách nâng cấp điều kiện và cơ sở vật chất tại nhà xưởng để thu hút lực lượng lao động trẻ cũng như tăng năng suất nội bộ.

Pavlovsky bộc bạch: “Ngành công nghiệp của chúng ta đang trải qua một quá trình chuyển đổi hoàn toàn. Nó không chỉ là câu chuyện về việc sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng tốt nhất, mà còn tập trung vào nguồn gốc xuất xứ, khả năng truy xuất nguồn gốc và các điều kiện sản xuất sản phẩm đó”.

Chanel đã củng cố chuỗi cung ứng của mình bằng cách tích cực mua lại các nhà cung cấp và những nhà sản xuất thời trang thích hợp. Năm ngoái, Chanel đã đầu tư vào nhà sản xuất giày dép Ballin, xưởng thuộc da Conceria Gaiera Giovanni, và nhà sản xuất sợi lạ mắt Vimar 1991 có trụ sở tại Piedmont. Tất cả đều trở thành một phần của công ty Paraffection, nơi được thiết kế để tập hợp các doanh nghiệp và kiến ​​thức liên quan đến nghệ thuật và thủ công. Vào tháng 7 năm 2019, Chanel đã nắm giữ phần lớn cổ phần trong xưởng thuộc da Samanta, một tên tuổi về da in và da nổi.

Chanel mua lại công ty kinh doanh hàng dệt kim của Ý Paima

Pavlovsky cho biết, khoảng một phần ba hoạt động sản xuất của Chanel hiện được thực hiện trong nhà xưởng. Con số này cao hơn hầu hết các thương hiệu xa xỉ của nước Ý, vốn phụ thuộc nhiều vào mạng lưới dày đặc của hàng nghìn nhà thầu phụ trong nước. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn đối thủ hàng đầu là Hermès, khi thương hiệu này sản xuất đến 85% sản phẩm tại các nhà xưởng ở Pháp của riêng hãng.

Chuỗi cung ứng trong tương lai

Bản thân việc nâng cao thị phần của các sản phẩm sản xuất trong nước không phải là mục tiêu, mà là kết quả sau một loạt các động thái nhằm chứng minh tầm quan trọng của một chuỗi cung ứng hoàn thiện trong tương lai. Pavlovsky cho biết, việc sở hữu thêm xưởng thuộc da và nhà sản xuất sợi không chỉ giúp đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu cho Chanel, mà bản thân nó còn là một “phòng thí nghiệm” để nghiên cứu và đổi mới về sản phẩm cũng như quy trình sản xuất, nhằm cải thiện tính bền vững của thương hiệu.

Chanel unveils 19M, its new Métiers d'Art headquarters - News : industrie (#1145503)
Le19M

Pavlovsky chia sẻ thêm: “Nếu Chanel muốn tồn tại trong 10 hoặc 15 năm nữa, tất cả các yếu tố trong chuỗi cung ứng đều cần phải chuyển đổi.” Tuy nhiên, ngay cả khi có thể kiểm soát nhiều hơn quy trình sản xuất, Chanel cũng không kinh doanh nguyên liệu thô. Theo Pavlovsky, khả năng truy xuất nguồn gốc “là ưu tiên hàng đầu” đối với chuỗi cung ứng của Chanel, dù đây vẫn luôn là thứ khó có thể thực hiện.

Đã từ lâu, việc “tuyên truyền” về tính bền vững và đạo đức đối với di sản truyền thống, kết hợp với tay nghề thủ công cùng tính sáng tạo là những yếu tố hàng đầu để “biện minh” cho việc tăng giá của các thương hiệu xa xỉ. Chanel đã tăng giá ba lần trong năm nay, mặc kệ mức giá cao ngất của năm trước, do chi phí nguyên vật liệu tăng và biến động tỷ giá hối đoái.

Pavlovsky giải thích rằng: “Chanel là hiện thân của sự sang trọng tối thượng. Điều đó có nghĩa là phải mua những vật liệu tốt nhất. Và Covid đã khiến việc tìm mua, sản xuất những mặt hàng này trở nên tốn kém hơn bao giờ hết.”

Thực hiện: Diana Nguyễn

Theo Business Of Fashion