Christian Dior Haute Couture Xuân-Hè 2022: Phá vỡ ranh giới giữa nghệ thuật và thủ công tinh xảo trong địa hạt Haute Couture

Ngày đăng: 25/01/22

Trở lại sau ba đường băng kỹ thuật số, Maria Grazia Chiuri đã cho làng mốt thưởng thức bản phối hòa hợp tuyệt mỹ giữa nét sang trọng đặc trưng vốn có của thế giới haute couture và những kỹ thuật tinh xảo mà chỉ có tay nghề thủ công mang lại được.

Có lẽ giữa thời đại tư duy thời trang ngày càng hiện đại, cởi mở và phóng khoáng, đặc biệt là khi thời trang ngày càng ảnh hưởng bởi sự “metavere hóa”, thì ắt hẳn Maria Grazia Chiuri là một trong số ít người không ủng hộ sự “xâm chiếm” này của công nghệ hiện đại. Bà cho rằng thật lãng phí nếu chúng ta vô tình bỏ quên những nghệ nhân tài năng cũng như những giá trị nghệ thuật vô giá mà họ mang lại cho địa hạt thời trang. “Tôi muốn chúng ta ở bên nhau nhiều hơn và hỗ trợ lẫn nhau, cũng như đặt giá trị vào công việc.”

       

 

Bộ sưu tập Christian Dior của bà là một sự đầu tư vào sự kết nối giữa con người với con người cũng như tôn vinh sức mạnh khi những “ngôi sao” cộng hưởng lại với nhau. Thông qua bảng màu trung tính cơ bản như đen, trắng và xám, bà ấy đã làm sáng tỏ mà mọi người thường nhầm lẫn: thêu thù hay những chi tiết thêu chỉ là thứ trang trí trên chất liệu thiết kế. Chiuri đã chứng minh cho giới mộ điệu những giá trị nghệ thuật được làm bằng tay này cũng là một phần quan trọng trong suốt quá trình thiết kế, không thể thay thế bằng bất cứ gì.

       

   

Từng thiết kế trên đường bằng tuy nhìn khá đơn giản, phom dáng có thể không có nhiều đột phá nhưng chúng đều là những sản phẩm được kết tinh từ sự tính toán kỹ càng, tỉ mỉ, từ khâu lựa chọn chất liệu đến từng đường may mũi chỉ,…đặc biệt là giá trị từ kỹ thuật của những nghệ nhân thủ công. Để nhấn mạnh tinh thần tôn vinh giá trị từ tay nhân loại tạo ra, Chiuri đã đặt sàn diễn haute couture lần này trong khu vườn của Bảo tàng điêu khắc Rodin với những tấm thảm thêu lộng lẫy làm chủ đạo được tạo ra bởi các nghệ sĩ Madhvi và Manu Parekh và được làm bằng tay bởi Chanakya – ngôi trường thủ công ở Ấn Độ, nơi giáo dục cho nhiều thế hệ phụ nữ với các nghề thủ công như thêu chuyên dụng. Ngoài ra, 380 nghệ nhân đã mất 280.000 giờ để thêu tác phẩm sắp đặt rộng 340 mét vuông.

                           

Nhưng vẻ đẹp lộng lẫy của những tấm thảm đấy không thể nào làm người xem phân tâm với dàn mẫu khoác trên người loạt thiết kế chuẩn chỉnh. Bên cạnh những bộ jumpsuit, cũng như những gì mà kỹ thuật thêu có thể làm được, Chiuri đã gợi ý cho làng mốt một tủ quần áo thường ngày nhưng hoàn hảo, tinh tế và sang trọng hàng ngày tinh vi qua lăng kính qua dòng haute couture như loạt bộ suit thẳng tắp chuẩn từ chất liệu, kiểu dáng đến màu sắc, hay chiếc váy len dạ hội được thêu tỉ mỉ.

                      

Những chiếc váy dạ hội dành cho những buổi tiệc sang trọng trên đường băng lần này còn là những gợi ý hoàn hảo cho những nàng dâu hậu đại dịch. Các thiết kế trang trọng, gợi cảm cũng không khác biệt nhiều với những phom dáng của dòng đồ thường ngày của Chiuri tuy nhiên điều khiến nó đặc biệt và trở thành một tác phẩm nghệ thuật đó chính là những đường cắt tinh tế, đẹp và chuẩn xác như tượng. 

                   

Một chiếc váy dài hai dây bằng lụa màu ngà cũng như chiếc váy hở lưng bằng vải muslin bạc chính là minh chứng cho tay nghề từ Ý, cảm hứng và niềm đam sâu sắc cho thủ công. Cô cho biết, từ khi còn là một đứa trẻ, cô đã nhìn thấy sự lụi tàn, đào thải những món đồ thủ công địa phương của miền Nam nước Ý – nơi cô đã sống và vẫn dành cả mùa hè của mình. Đó cũng chính là lý do tại sao bà ấy tạo ra các bộ sưu tập này. “Đó là một cách giúp thời trang tồn tại.” 

Thực hiện: Huỳnh Trân

Theo Vogue