Dân chơi sneaker thuộc Thế hệ Z thúc đẩy sự phát triển của sneaker nhanh hơn bao giờ hết

Ngày đăng: 22/07/19

Giờ đây, các cửa hàng giày độc lập phải cạnh tranh với những ông lớn trong việc cập nhật những mẫu giày sneaker mới nhất trên kệ hàng trong thời đại sneaker bùng nổ. 

Những nhà máy sản xuất như Nike Inc., Adidas AG và Puma AG ngày càng rút ngắn thời gian ra mắt những mẫu sneaker mới. Như dòng Adidas Yeezy của Kanye West đã ra mắt 6 phiên bản trong năm 2015, thì đến năm 2018 con số là gấp đôi, và năm nay lên đến 19 mẫu. 

Điều này làm thỏa mãn những tay chơi sneaker, hay còn gọi là Sneakerhead, như Chris Summer – chàng sinh viên 20 tuổi đến North Carolina, là tay sưu tập đồng thời chuyên bán lại những đôi sneakers. Cậu cho biết: “Tôi yêu thích tốc độ ra mắt này bởi vì giày mới được chào bán mỗi tuần, chẳng cần phải chờ đợi”, Summers còn cho biết thêm “Điều này thích hợp để kinh doanh. Tôi có thể có nhiều màu với đôi mình thích”. 

Văn hóa sneaker hiện tại khởi nguồn từ mẫu giày Air Jordans của Nike ra mắt năm 1984, được thiết kế dành cho vận động viên Michael Jordan.

Trong khi những nhà bán lẻ như Foot Locker Inc., Finish Line Inc. và JD Sports Fashion Plc có thể giảm giá cho những đôi bán không chạy trên kệ hàng thì những cửa hàng nhỏ lẻ khó lòng làm vậy. Thay vào đó họ tập trung đến trải nghiệm của khách hàng nhiều hơn khi bán một đôi giày. “Chúng tôi muốn kể một câu chuyện” – Dan Dover, quản lý của 2 cửa hàng Sole Classics cho biết “chúng ta biết rằng khách hàng rất chuộng những đôi giày mà họ muốn nó phải vừa vặn, độc đáo và không bị xuất hiện đại trà”. 

Văn hóa sneaker hiện tại khởi nguồn từ mẫu giày Air Jordans của Nike ra mắt năm 1984, được thiết kế dành cho vận động viên Michael Jordan. Khách hàng đã xếp hàng dài trước cửa hàng để đợi trước khi sản phẩm được bán. Kể từ đó, Nike, Adidas và những thương hiệu khác bắt đầu viết nên một chương rực rỡ cho ngành công nghiệp ước tính trị giá 20 tỷ đô la này. Matt Powell, một chuyên gia tư vấn thuộc tập đoàn NPD cho biết: “Cửa hàng luôn là nơi các nhãn hàng giới thiệu các sản phẩm độc quyền với số lượng hạn chế. Khách hàng chính là trung tâm phát triển của văn hóa sneaker và là phần quan trọng trong việc xây dựng nó trong những năm qua”. Tuy nhiên, ông Powell cũng cho biết thêm nhiều thương hiệu cũng từ chối các đối tác có các cửa hàng nhỏ. Và nhiều cửa hàng còn không bán trực tuyến trong thời đại thương mại điện tử phát triển như ngày nay. 

Chủ cửa hàng West tại NYC, Lester Wasserman cho biết “Bạn cần khách hàng biết đến hàng mới càng sớm càng tốt. Với sản phẩm thế này thì đăng bán càng sớm càng tốt, trong khi đó với cửa hàng thì 2, 3 hoặc 4 giờ sáng đâu thể mở cửa”. 

Tại trung tâm của Ohio, cửa hàng Sole Classics cố gắng tìm cách tiếp cận khách hàng kiểu mới. Bên cạnh các máy hàng tự động, họ còn có một quầy bar để khách hàng vui vẻ. Họ hợp tác cùng hãng giày Vans ra mắt dòng giày đặc biệt dựa trên lịch sử của Ohio với sản phẩm “Ohio Funk” là chủ đề cho sự hợp tác trong năm nay. Cửa hàng cũng trang trí sao cho phù hợp với từng chủ đề. Chủ của Sole Classics, ông Dionte Johnson cho biết, ông có hai suy nghĩ về sự thay đổi của ngành công nghiệp này: “Chúng ta đi quá nhanh sẽ sớm kiệt sức và không biết làm gì tiếp theo với sản phẩm. Cùng thời điểm, các thương hiệu phải luôn giữ được cái chất tươi trẻ nhất có thể và thuê những tài năng sáng tạo để tạo nên những ý tưởng tân tiến nhất”. 

Thực hiện: Koi

Theo BLOOMBERG