Gen Alpha và các thương hiệu thời trang được sở hữu bởi các nhà sáng lập nhí

Ngày đăng: 16/08/22

Ngoài việc việc đi học và tham gia các hoạt động thể chất như bơi lội và đá bóng, những “Founder nhí” thuộc thế hệ Gen Alpha này còn đảm đương việc kinh doanh thời trang — với sự trợ giúp của người lớn.

Những founder trẻ tuổi vừa đến trường học, vừa hoàn thành bài tập về nhà và vừa… hoạt động kinh doanh của thương hiệu của mình. Bạn có tò mò về họ? Hãy cùng Style-Republik điểm tên 3 thương hiệu thời trang được thành lập bởi những founder trẻ tuổi nhất thuộc thế hệ Gen Alpha cùng những chia sẻ về “quá trình khởi nghiệp” của các cô cậu bé tài năng này.

Những gì chúng ta cần hiểu về thế hệ Gen Alpha

Thế hệ Alpha là thế hệ tiếp nối Thế hệ Z và hiện bao gồm tất cả trẻ em sinh vào hoặc sau năm 2010 — cùng năm iPad ra đời. Phần lớn nhân khẩu học này dưới 12 tuổi. Thuật ngữ “Thế hệ Alpha” được đặt ra bởi cơ quan tư vấn McCrindle trong một báo cáo năm 2008 về chủ đề này. Theo báo cáo mới nhất của công ty, vào năm 2025, thế hệ này sẽ lên tới hơn hai tỷ người – thế hệ lớn nhất trong lịch sử.

Gen Alpha bị ảnh hưởng nhiều bởi công nghệ và thông tin bởi những người sáng tạo Gen Z. Nhưng những sự kiện như đại dịch COVID trong hai năm qua sẽ có tác động đáng kể đến con người của Gen Alpha. Thế hệ thanh niên này được gọi một cách không chính thức là “Gen C”.

Ashley Fell – nhà nghiên cứu xã hội và đồng tác giả của cuốn sách “Alpha Gen” cũng dự đoán thế hệ trẻ này sẽ coi trọng gia đình hơn, ngưỡng mộ “các siêu anh hùng hàng ngày” và xem “work from home” như một cách sống bình thường. Bà nói: “Họ sẽ là một thế hệ sáng tạo và kiên cường hơn nhờ những thử thách mà họ đã trải qua.

Gunner & Lux – Chủ thương hiệu trang sức 10 tuổi

Riley – nhà sáng lập thương hiệu trang sức Gunner&Lux dành cho trẻ em, đã thu hút sự chú ý của một số nhà bán lẻ lớn nhất ở Mỹ khi chỉ mới 10 tuổi.

Riley đã nâng cấp công việc đứng bán nước chanh theo truyền thống hàng năm của gia đình — bằng cách thêm một số phụ kiện mà cô bé làm ra. Khi bố cô bé, ông John, đăng ảnh chúng lên Instagram của mình, những người theo dõi ông đã hỏi họ có thể mua dây chuyền của cô bé ở đâu. Vì vậy, ông đã thành lập một trang web và đó là sự ra đời của thương hiệu Gunner & Lux. 

Bốn năm sau, Riley nắm vai trò trưởng bộ phận thiết kế, nhưng giờ đây cô bé đã có nhân viên giúp cô làm đồ trang sức và thực hiện các đơn đặt hàng từ những công ty thời trang như Barney’s và J.Crew. Với sự hỗ trợ này, cô bé Riley vẫn có tuổi thơ dành thời gian cho việc bơi lội và đọc sách.

“Điều khó khăn nhất trong vận hành mô hình kinh doanh trang sức này là khâu sản xuất. Với một số mẫu vòng cổ đính hạt, bạn phải đặt 100 hạt trên đó. Và nó thật là mệt mỏi.” Riley chia sẻ.
“Cháu thường lên kế hoạch cho mọi thứ vào tối hôm trước, sau đó viết nó ra, và sau đó, cháu sẽ nói với bố để thông báo với mọi người để nắm được lịch trình cá nhân của cháu. Và đó thực sự là tất cả.” Riley chia sẻ.

Brianna’s Closet – Bên trong tâm trí của Founder 11 tuổi

Chỉ mới trở thành học cấp hai mà Brianna J. đã là một doanh nhân dày dạn kinh nghiệm. Cô bé 11 tuổi này đã bắt đầu vận hành cửa hàng quần áo trẻ em trực tuyến Brianna’s Closet vào năm 2017 với sự giúp đỡ của chị gái Nina. Cô ấy “thực sự, thực sự yêu thời trang,” và start-up một mô hình kinh doanh thời trang là lựa chọn riêng của cô bé bên cạnh những công việc đi làm partime thường thấy ở bạn bè đồng trang lứa.

Brianna chia sẻ: “Mô hình kinh doanh của cháu là dành cho trẻ em. Họ có thể thử quần áo của tôi và cho cháu biết ý kiến ​​của họ. Cháu muốn bắt đầu điều này để truyền cảm hứng cho những đứa trẻ khác.

Theo Brianna, đi du lịch là một lợi ích trong việc điều hành công việc kinh doanh của riêng mình. Gần đây, để có thể gặp trực tiếp những khách hàng trẻ tuổi của mình, cô bé đã đưa thương hiệu của mình sang hội chợ KIDZCON – nơi tổng hợp tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực đồ chơi, quần áo và đồ dùng tiện ích dành cho trẻ em. 

“Cháu sắp xếp tất cả những sản phẩm trên trang web và trên mạng xã hội. Đôi khi cháu là người liên hệ với những influencers. Cháu sống với bố mẹ và anh họ. Tất cả mọi người trong gia đình đều giúp cháu trong công việc kinh doanh của mình. Chị gái cháu cũng giúp chọn quần áo và đồ đạc” Cô nói.

Brianna.J nói rằng: “Phần khó nhất là gắn thẻ tất cả các hàng hóa, vì đó là rất nhiều quần áo. Và nó thật mệt mỏi.”

Brianna chuyên tâm vào việc học vì cô bé có những dự định lớn cho tương lai. Khi công việc kinh doanh không gặp nhiều thuận lợi, cô ấy tập trung chăm chỉ làm bài tập về nhà toán học và tham gia các lớp học viết mã. Nhưng đừng lo lắng! Cô bé vẫn có nhiều thời gian cho những thứ dành cho trẻ con, chẳng hạn như chơi những bộ phim hoạt hình yêu thích.

3. Crepic – Bên trong tâm trí của hai nhà sáng lập 10 và 7 tuổi

Trong thế giới của hai anh em nhà Perlyn, văn hóa surfing là một phần gắn liền với cuộc sống của hai đứa trẻ. Bên cạnh việc lướt sóng sóng, bắn súng và theo kịp bài tập ở trường, cả hai cũng chính là những… doanh nhân dày dạn kinh nghiệm. Thương hiệu Crepic lấy cảm hứng từ lướt sóng của họ, hiện đã được một năm tuổi và những chiếc mũ và phụ kiện mang được bày bán ở bốn hoặc năm cửa hàng. Bên cạnh sự giúp đỡ từ bố mẹ, Ethan nói: “anh và Merritt mới thực sự là trùm.”

Ý tưởng ban đầu của Crepic đến vào thời điểm khi Merritt đang lướt sóng và bắt gặp cơn bão “Hurricane Maria” đang hoành hành ở trên bờ biển tại Hoa Kỳ. Merritt đã vội vã lên khỏi mặt nước, và anh trai đã hỏi tôi tình hình thế nào. Và nó thật điên rồ (Crazy)! Điều này nên đi vào sử thi (Epic)! Từ đó, Merritt nảy ra ý tưởng về một mô hình kinh doanh thời trang có tên là Crepic (Crazy-Epic). Cụ thể hơn, Crepic mang tinh thần tôn vinh những đứa trẻ bình thường làm được những điều phi thường. Từ đó, bộ đôi anh em nhà Perlyn nói với cha mẹ ý tưởng của mình. Họ nhận được một khoản vay từ phụ huynh và cả hai bắt đầu tìm hiểu xây dựng trang web của mình từ đầu.

Ethan nói thêm: Tinh thàn Crepic không phải là để trở thành người giỏi nhất — đó là việc bạn trở thành người giỏi nhất như thế nào? Chúng tôi có mũ, áo sơ mi và một vài thứ nhỏ khác như cốc, pop-sockets, stickers. Và chúng cháu quyên góp một phần số tiền thu được cho việc phòng chống bắt nạt học đường.

 

Merritt: Điều khó nhất khi vận hành Crepic là những sự hy sinh. Vì vậy, chúng cháu đã mở một cửa hàng pop-up, nơi anh trai cháu làm việc sau giờ học và họ đang tổ chức lễ hội hóa trang và một giải đấu bóng rổ ba đấu ba — và rất nhiều bạn bè của cháu đã ở đó, và cháu muốn đi chơi với họ. Nhưng cháu đã phải ngồi dưới trời nắng nóng trông coi cửa hàng.

Bên cạnh những đợt ra mắt sản phẩm với sự trợ giúp từ bố mẹ, công việc hàng ngày của hai anh em là kiểm tra và tổng hợp số liệu về doanh thu trên website cửa hàng cũng như lượt tương tác trên Instagram. Merritt chịu trách nhiệm tổng hợp lượt yêu thích trên bài đăng và gọi nó là “thả tim”.

Trong tương lai, Ethan nói rằng anh sẽ vẫn tiếp tục vận hành thương hiệu và có tham vọng mang thương hiệu tiến đến “Liên đoàn lướt sóng thế giới”. Tuy nhiên với cậu em bé nhỏ của mình, sau khi đồng tình với kế hoạch của anh trai, cậu cũng muốn được trở thành một cầu thủ bóng rổ hoặc thủ môn khúc côn cầu. Hoặc một cầu thủ bóng đá.

Bài viết này không hẳn là những bài học kinh doanh như ta thường gặp, mà đó là những ý tưởng, nguồn cảm hứng từ một thế hệ trẻ đầy tiềm năng. Style-Republik hi vọng sự ngây thơ, sáng tạo bay bổng cùng đầu óc kinh doanh nhạy bén của những founder trẻ tuổi này có thể mang tới cho bạn nhiều nguồn cảm hứng khác nhau trong công việc.

Thực hiện: Trung Kisuke