Kinh doanh trực tuyến: 9 thống kê về hành vi mua sắm trực tuyến mà bạn cần biết trong năm 2020

Ngày đăng: 07/08/20

Trong vài năm trở lại đây, mua sắm online đã trở thành ngành công nghiệp trị giá hàng tỉ đô. Mua sắm trên mạng trở thành thói quen của hàng triệu người trên thế giới. Số lượng người mua hàng trên mạng không ngừng tăng. 

Một trong những lý do mà mua sắm trực tuyến phát triển trong vài năm qua là bởi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao trải nghiệm đối với người dùng, với nhiều chủng loại hàng hóa cũng như cách thức mua hàng và thanh toán thuận tiện hơn đối với người mua. 

Nếu bạn muốn mở cửa hàng online, hay khởi đầu xây dựng doanh nghiệp cá nhân với website bán hàng trực tuyến, thì 9 thống kê về hành vi tiêu dùng mua sắm trực tuyến trong năm 2020 sẽ giúp bạn định hướng được chiến lược của mình.

1. Có bao nhiêu người thực hiện hành vi mua sắm online? 

Trong năm 2018, ước tính có 1.8 tỷ người trên toàn cầu thực hiện hành vi mua sắm online (Statista, 2018). Cũng trong năm 2018, doanh số bán lẻ trực tuyến trên toàn cầu lên tới 2,8 nghìn tỷ đô la. Các dự đoán cho thấy doanh số bán lẻ trực tuyến toàn cầu sẽ tăng lên tới 4,8 nghìn tỷ đô la vào năm 2021.

Lý do người mua chọn mua sắm trực tuyến là do việc mua sắm ngày càng thuận tiện, song song đó là giá cả cạnh tranh. Hơn nữa, các doanh nghiệp trực tuyến đang cố gắng hết sức để trải nghiệm khi mua sắm trực tuyến ngày càng gần với mua sắm trực tiếp, như việc cung cấp cho khách hàng các thông tin mô tả chi tiết và hình ảnh thực tế của sản phẩm. Thậm chí khách hàng có thể xem sản phẩm 360 độ hay trên trải nghiệm nhiều hơn bằng các ứng dụng sử dụng công nghệ AI.

2. Mua sắm bắt đầu từ online

Trước khi thực hiện hành vi mua sắm (dù trực tuyến hay tại cửa hàng), khách hàng thường tìm kiếm thông tin trên mạng trước. Đó là lý do vì sao các thương hiệu cần quảng bá trên mạng một cách mạnh mẽ. Bằng cách tạo nên trải nghiệm cho khách hàng trong bước đầu, doanh nghiệp càng có cơ hội lôi kéo khách mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. 

Vì thế, cần hiểu khách hàng sẽ tìm kiếm những gì trên mạng, và làm thế nào để doanh nghiệp xuất hiện trước mắt người dùng. Với sự cải tiến trong công nghệ kỹ thuật số, không có gì ngạc nhiên khi ngày nay người tiêu dùng có quyền kiểm soát con đường mua hàng của họ.

3. Khách hàng mua sắm qua điện thoại ngày càng nhiều

Nếu bạn định xây dựng trang web bán hàng thương mại điện tử, bạn cần xây dựng trang web thân thiện với người dùng điện thoại. Người dùng tìm kiếm thông tin món hàng cần mua trên điện thoại sau đó đến thanh toán cũng bằng điện thoại. Điều này dần trở thành một thói quen trong thời đại ngày nay. Sẽ là một thất bại nếu trang web của bạn không tương thích giao diện điện thoại hoặc không thuận tiện khi thanh toán.

4. Thị trường mua sắm lớn nhất toàn cầu

Taobao, nền tảng của Trung Quốc hiện đang là thị trường mua sắm trực tuyến lớn nhất, GMV trị giá 515 tỷ đô la (Statista, 2019). Tmall và Amazon xếp thứ hai và thứ ba với 432 đô la và 344 tỷ đô la. 

Sàn thương mại điện tử, website mua sắm nơi các sản phẩm được cung cấp bởi một bên thứ ba nhưng bán trên trang web đó. Giao dịch được thực hiện trên sàn, sau đó hàng hóa được bên bán (có thể là nhà bán lẻ hoặc người bán trung gian) gửi cho bên mua. Bởi vì trên sàn thương mại điện tử có số lượng hàng hóa nhiều từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, mức giá và hàng hóa từ đó cũng phong phú và có tính cạnh tranh hơn so với một cửa hàng bán lẻ trực tuyến.

5. Phương thức thanh toán phổ biến nhất

Ví điện tử là hình thức thanh toán online được ưa thích của người dùng trên toàn cầu. Hơn 36% người mua online thanh toán bằng ví điện tử (Paymentscardsandmobile, 2018). Tiếp đó là credit cards hay thẻ debit. 

Nếu bạn có ý tưởng xây dựng một cửa hàng bán hàng trực tuyến thì xem xét xây dựng cổng thanh toán an toàn và dễ dàng là điều cần lưu ý.

6. Tác động của Corona virus (COVID-19) đối với hành vi mua sắm

Theo một nghiên cứu gần đây, vào tháng 3/2020, 42% dân số Mỹ mua hàng tạp hóa trực tuyến ít nhất 1 lần/ 1 tuần (GeekWire, 2020), tăng 22% so với 2 năm trước. Doanh số bán hàng tạp hóa trực tuyến hàng ngày cũng tăng gấp đôi. 

Hơn một nửa số người mua hàng tạp hóa trực tuyến cho biết họ hiện có nhiều khả năng tiếp tục mua sắm trực tuyến ngay cả sau đại dịch. Các đơn đặt hàng tạp hóa trên Amazon đã tăng gấp 50 lần.

7. Người mua online thích xem sản phẩm mới liên tục 

Người mua hàng mong đợi và tích cực tìm kiếm các sản phẩm mới. 69% người tiêu dùng xem trọng việc hàng hóa mới xuất hiện mỗi khi họ vào một cửa hàng hay trang web mua sắm.  

69% người tiêu dùng xem trọng việc hàng hóa mới xuất hiện mỗi khi họ vào một cửa hàng hay trang web mua sắm.  

Các doanh nghiệp thương mại điện tử cần theo kịp nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách cung cấp cho họ các sản phẩm mới. Điều này không chỉ mang đến cho khách hàng sự chọn lựa đa dạng hơn mà còn giúp giữ chân khách hàng. Bằng cách cập nhật liên tục các dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn, bạn có thể đi trước một bước so với đối thủ cạnh tranh.

8. Mua sắm trực tuyến diễn ra thường xuyên? 

62% người mua trực tuyến mua sắm ít nhất một lần mỗi tháng (Episerver, 2019). 26% người mua 1 lần/ 1 tuần, và 3% người mua sắm trực tuyến mỗi ngày. Càng nhiều người mua sắm online thường xuyên, và trong quá trình tìm kiếm sản phẩm để mua online họ gặp khó khăn trong việc ra quyết định. Khi dành thời gian để tìm kiếm thông tin khi mua sắm, càng nhiều thông tin khiến khách hàng bối rối trong quá trình chọn lựa. 46% quyết định không mua nữa chỉ bởi có quá nhiều chọn lựa. 

46% quyết định không mua nữa chỉ bởi có quá nhiều chọn lựa. 

Vì thế khi kinh doanh online, cần tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hành vi quyết định mua sắm của khách hàng. Như cung cấp đầy đủ thông tin để họ nhanh chóng ra quyết định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thông qua email để đưa ra những ưu đãi hấp dẫn, hay sử dụng các kênh mạng xã hội để kết nối với khách hàng. Quá trình hỗ trợ khách hàng cũng giúp người mua có trải nghiệm tốt khi mua sắm.

9. Lý do chính khiến người mua hàng trực tuyến từ bỏ giỏ hàng của họ

63% từ bỏ giỏ hàng là do chi phí thêm cho vận chuyển (Statista, 2019). Các lý do khác bao gồm mã giảm giá không hoạt động, đơn đặt hàng mất nhiều thời gian để giao hàng hay phải nhập lại thông tin thẻ tín dụng hoặc thông tin giao hàng.

63% từ bỏ giỏ hàng là do chi phí thêm cho vận chuyển (Statista, 2019).

Ngày nay, miễn phí giao hàng đang dần trở thành một lợi thế cạnh tranh. Càng nhiều chi phí ẩn trong đơn hàng trực tuyến, đặc biệt là ở bước cuối cùng, càng khiến người mua rời đi mà không thực hiện mua hàng. Những chi phí này gây khó chịu ngay lập tức cho người mua hàng trực tuyến. Để khắc phục trở ngại mua sắm này, nhiều nơi đã kết hợp thêm chi phí vận chuyển vào sản phẩm, sau đó cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí trực tuyến cho khách hàng. Minh bạch các loại chi phí cũng là điều rất quan trọng để cửa hàng trực tuyến của bạn có thể thành công.

Lược dịch: Koi

Nguồn: https://www.oberlo.com/blog/online-shopping-statistics