Làm thế nào để quá trình làm đẹp trở nên bền vững hơn trong năm 2022?

Ngày đăng: 07/01/22

Với thời đại mà ngành làm đẹp trở nên thân thiện với môi trường, vậy các tín đồ nên làm gì và thay đổi quá trình chăm sóc da của mình ra sao để có đúng với tinh thần “đẹp – thiện – lành”?

Mỗi năm trôi qua, những vấn đề về môi trường như, biến đổi khí hậu vẫn là tiêu điểm nóng được hầu hết mọi người quan tâm. Và chính xã hội này, những cá thể nhỏ bé như chúng ta đều phải có trách nhiệm với hành tinh sống này. Trên tinh thần thần đó, ngày nay ngày càng nhiều lĩnh vực thay đổi “cá tính” của mình để nâng cao tinh thần bền vững và an toàn cho môi trường, làm đẹp không là ngoại lệ. Đáng buồn là ngành công nghiệp làm đẹp nằm trong số những ngành gây ô nhiễm lớn nhất trên thế thế giới. Theo Euromonitor International, đã có khoảng 152,1 tỷ chiếc bao bì của các sản phẩm làm đẹp được bán trên toàn cầu chỉ trong năm 2018, và phần lớn trong số đó đều là những thứ không bao giờ tái chế lại được.

Mia Davis, phó chủ tịch phụ trách tính bền vững của Credo Beauty cho biết: “Tôi rất biết ơn vì tính bền vững đã trở thành trọng tâm chính đối với các sản phẩm tiêu dùng trong thời gian gần đây. “Tính bền vững trong lĩnh vực làm đẹp có nghĩa là công việc chúng ta đang làm hiện tại – nguồn lực chúng ta khai thác, những thứ chúng ta tạo ra – sẽ không làm tổn hại đến môi trường sống trong tương lai”. 

Ảnh: in-cosmestics Connect

Mặc dù chẳng mấy dễ dàng để thay đổi các thói quen làm đẹp cũng như quy trình chăm sóc da, nhưng cũng chẳng khó để trở thành một người tiêu dùng có ý thức về môi trường nhưng vẫn giữ vững những thói quen làm đẹp như thường lệ. “Là một người luôn yêu cái đẹp, tôi không muốn từ bỏ điều đó khi bắt đầu chuyển sang một lối sống bền vững hơn”, chuyên gia về tính bền vững và người sáng tạo nội dung sống ít lãng phí Jhánneu giải thích. “Nhiều người nghĩ rằng họ phải từ bỏ lối sống của mình để có thể bền vững, nhưng thực sự chỉ tìm được những giải pháp thay thế tốt hơn”. 

Ảnh: Savoir Flair

Tính đến năm 2018, ngành công nghiệp làm đẹp đã tạo ra gần 8 tỷ bao bì nhựa cứng mỗi năm chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ. “Tôi bắt đầu truyền bá về việc giảm bớt và lưu tâm hơn đến việc tiêu thụ sản phẩm làm đẹp của chúng tôi bởi vì đó là lĩnh vực bền vững cá nhân không thể bỏ qua.” Piper giải thích. Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres, không có thời gian để chờ đợi hay lãng phí vì các báo động về biến đổi khí hậu đang “vang lên như một cơn sốt”. Davis nói: “Những người quan tâm đến tính bền vững thường có khoảng thời gian dài hơn, nhưng khi biến đổi khí hậu, sản xuất hóa chất độc hại và cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu đều tăng tốc nhanh chóng, việc bảo vệ môi trường trong tương lai là nhiệm vụ cấp thiết!”. Và sau đây là những cách làm cho thói quen làm đẹp của bạn trở nên thân thiện với môi trường hơn.

Sử dụng hết những sản phẩm cũ

Bước đầu tiên để làm cho thói quen làm đẹp của bạn trở nên thân thiện hơn với môi trường là: Sử dụng hết những thứ bạn có trước khi mua đồ mới. Piper giải thích: “Cách chúng ta giảm tải các mặt hàng khi chúng hết hữu dụng cũng quan trọng như lúc chúng ta mua sản phẩm mới.” “Vì vậy, nếu sản phẩm không phù hợp với bạn đừng bỏ chúng đi mà hãy nghĩ đến việc bán chúng lại với giá rẻ trên các hội nhóm, diễn đàn làm đẹp để tìm chủ nhân mới cho chúng hay tặng chúng cho người thân hoặc bạn bè”.

Ảnh: Popsugar

Lắp đầy tủ skincare, makeup với những sản phẩm thiện lành với môi trường 

Khi ngành công nghiệp làm đẹp càng trở nên thân thiện với môi trường, tính bền vững được quan tâm hơn bao giờ hết, ngoài chất lượng hay thành phần bên trong thì bao bì cũng như vỏ đựng là thứ các bạn nên quan tâm. Piper nói: “Những gì bạn muốn tìm kiếm là thứ có bao bì có thể phân hủy, có thể tái chế dễ dàng, có thể nạp lại hoặc có thể tái sử dụng — hoặc tốt hơn là không có bao bì. Về các lựa chọn thay thế nhựa, Jhánneu có xu hướng tìm kiếm các vật liệu bền vững hơn và có thể tái chế dễ dàng hơn, như nhôm, tre và thủy tinh. 

Ảnh: Sassy Mama HongKong

Hạn chế mua đồ mới

Để xem xét vấn đề lãng phí và tiêu dùng làm đẹp, Piper thường đặt ra câu hỏi: Lần cuối cùng bạn sử dụng son môi là khi nào? Cô giải thích: “Tôi thích sở hữu đa dạng các loại đồ trang điểm, nhưng hiếm khi dùng hết chúng cùng một lúc. “Điều tốt nhất mà bất kỳ ai có thể làm là sử dụng những gì bạn có trước khi mua bất cứ thứ gì khác, dù là những món đồ thân thiện với môi trường hay không. Và sau đó hãy xem xét đến việc về việc làm thế nào để việc thay thế mặt hàng đó của bạn có thể bền vững hơn ”. Một cách hiệu quả khác để tiêu dùng một cách có ý thức là chọn các sản phẩm tích hợp nhiều công dụng. “Càng đơn giản càng đẹp!” Jhánneu nhấn mạnh. “Tôi luôn cố gắng tìm kiếm các sản phẩm có thể sử dụng với nhiều mục đích, chẳng hạn như phấn má hồng cũng có thể được dùng thành son môi”.

Ảnh: Personal Care Insights

Đối với Davis, một số thương hiệu cần cắt giảm là các sản phẩm dùng một lần. Cô giải thích: “Khăn tẩy trang chỉ được sử dụng trong vài phút và không thể tái chế. “ Và khi trở thành rác, chúng bị chôn vùi ở bãi rác hay lò đốt suốt một thời gian dài và khi vấn đề này xảy ra quá thường xuyên, rác sẽ trở thành ô nhiễm trong môi trường.” Thay vào đó, cô khuyến khích người tiêu dùng ủng hộ các thương hiệu thân thiện với môi trường, có thiết kế bao bì thông minh hơn. Piper đồng ý: “Khi chúng ta càng cần ít sản phẩm hơn, thì càng ít sản phẩm cần tái chế hoặc bị vứt bỏ và đó là một chiến thắng cho hành tinh cũng như ví của chúng ta!”

Tái sử dụng

Davis nói: “Định hướng mới mà các thương hiệu làm đẹp đang hướng tới đó là tạo ra nhiều sản phẩm có thể tái sử dụng hoặc vỏ đựng có thể “refill”. Tin tốt là ngày càng có nhiều nhãn hàng từ chăm sóc da, trang điểm đến chăm sóc tóc, đều đã chuyển hướng, thay thế các vỏ đựng có thể sử dụng lần hai.

Ảnh: Real Simple

Phòng tắm cũng phải bền vững

Nếu vẫn còn loay hoay không biết nên bắt đầu từ đầu để có thể trở thành tín đồ của ngành làm đẹp bền vững thì phòng tắm là nơi thích hợp đấy! “Đầu tiên hãy sử dụng những gì bạn có và sau đó thay thế những vật dụng đó bằng những vật dụng thay thế có thể tái sử dụng”, những sản phẩm như dầu gội đầu, xà phồng tắm, giấy vệ sinh, tăm bông,… cũng nên được thay thế bằng những sản phẩm có lợi cho thiên nhiên.

Ảnh: Popsugar

Thực hiện: Huỳnh Trân

Theo Vogue