Nhuộm Shibori – kỹ thuật truyền thống có lịch sử hơn 1.300 năm của Nhật Bản
Ngày đăng: 29/03/18
Shibori, một trong kỹ thuật nhuộm cổ xưa nhất của Nhật Bản, thịnh hành vào thời Edo khi mà thời kì đó tầng lớp bình dân không được phép mặc tơ lụa. Kỹ thuật nhuộm tuyệt vời này của Nhật Bản cũng là nguồn cảm hứng sâu sắc cho Tây phương trong việc tạo nên hoa văn denim.
Cho đến năm 1981, có đến hơn 50 kỹ thuật nhuộm Shibori tại Nhật Bản, nhưng cho đến ngày nay nhiều kỹ thuật đã bị mai một. Nếu có dịp đến Tokyo, bạn có thể đến Viện bảo tàng kỹ thuật nhuộm Shibori để tìm hiểu thêm về ngành nghề thủ công truyền thống này.
Đến với thế giới Shibori, bạn sẽ hiểu rằng sự sáng tạo là quá trình vô cùng thú vị. Chỉ với một chút biến hóa, một chút khéo léo và thả cho tâm trí bay bổng, kết quả có được là vô tận. Kỹ thuật Shibori mang đến những hoa văn vô cùng độc đáo trên bề mặt vải, để từ đó bạn có thể tạo nên những bộ trang phục hay những sản phẩm thủ công độc nhất vô nhị.
Hôm nay, hãy cùng F.A.C.E Fashion Workshop tìm hiểu về 6 thuật ngữ trong kỹ thuật nhuộm Shibori: Kanoko, Miura, Kumo, Nui, Arashi và Itajime.
– Kanoko kỹ thuật này còn được biết đến với tên gọi Tie-dye ở phương Tây, người ta buộc túm một góc vải lại thật chặt thành một khối, từ đó tạo nên những hoa văn đặc biệt. Trước đây, người ta dùng chỉ để cố định khối vải sau khi đã vặn xoắn, ngày nay thì chỉ cần dùng dây nhựa có khả năng đàn hồi cũng được.
– Miura được biết đến như kỹ thuật nhuộm Shibori đơn giản nhất thông qua phương pháp buộc thắt. Đầu tiên người sử dụng một mũi nhọn để cố định vải, sau đó dùng chỉ để thắt quanh khoảng hai vòng với lực vừa phải.
– Kumo Shibori được dùng để tạo ra các hoạt tiết đặc trưng, kỹ thuật này rất dễ trong việc kiểm soát, người ta sử dụng vật rắn để nhuộm, trang phục hay vải được quấn quanh vật rắn và cố định một chỗ để nhuộm.
– Nui tạo ra các họa tiết với độ chính xác cao và đa dạng nhất. Với kỹ thuật người ta dùng các chốt gỗ để cố định các vị trí trên vải trước khi nhúm vào màu nhuộm.
– Arashi là kỹ thuật nhuộm bằng cách cuốn vải. Người ta xoắn, hoặc cuộn hay cuốn vải quanh các ống gỗ hoặc đồng theo đường xéo, sau đó buộc chặt lại. Kết quả sẽ mang đến những họa tiết theo đường chéo.
– Itajime là phương pháp cuối cùng, đơn giản là gấp vải và dùng kẹp để cố định. Tùy vào các nếp gấp mà hoa văn có sự khác biệt. Trước đây người ta dùng các thanh nẹp gỗ, tuy nhiên ngày nay bạn có thể sử dụng kẹp nhựa cũng không sao.
Hãy cùng F.A.C.E Fashion Workshop khám phá khóa học ngắn hạn đầy thú vị: Textile Design – sáng tạo bề mặt chất liệu.
Khóa học Textile Design sẽ truyền đạt tới bạn những kỹ thuật thủ công từ đơn giản đến tinh tế và phức tạp, cũng như những kiến thức về cấu trúc, thành phần, chất liệu sợi vải để có thể phối hợp và xử lý được chất liệu của riêng mình. Khóa học sẽ được giảng dạy từ các kiến thức của lịch sử đến những biến tấu về kỹ thuật xử lý textile qua từng thời kì.
Tìm hiểu thêm tại đây: http://facefashionworkshop.com/textile-design/
————
F.A.C.E Fashion Workshop
TP.HCM: 213A, Nam Kì Khởi Nghĩa, Q.3
Hà Nội: Nhà 28, ngõ 221, Kim Mã, Q. Ba Đình
www.facefashionworkshop.com
Hotline:
Hà Nội: 0915 160 668 – Ms Lan Phương
Saigon: 0965147117 – Mr Hữu Hôn