Nỗi ám ảnh của thời trang với cái chết

Ngày đăng: 13/06/23

Chẳng biết bắt đầu từ đâu cũng chẳng biết tại sao liên kết đến như thế, thời trang và cái chết có lẽ sẽ là “mối tình” mà làng mốt không nên bỏ qua.

Thế giới thời trang muôn màu, hấp dẫn, hào nhoáng được vận hành bởi từng cái tôi, cá tính và lăng kính sáng tạo đầy riêng biệt. Thời trang cũng như cuộc sống cũng có thể xa xỉ nhất nhưng cũng có thể phản ánh đời thường một cách chân thật nhất. Nếu ví những dấu ấn sáng tạo của các nhà thiết kế như một câu chuyện thì những câu chuyện đó được bắt đầu và hoàn chỉnh bởi mọi điều xung quanh, cũng như nguồn cảm hứng sáng tạo cũng chẳng bao giờ cạn kiệt hay bị giới hạn từ những giá trị cao cả, những nền văn hóa/ nghệ thuật vĩ đại nhất cho đến những lẽ thường ngày giản đơn. Tuy nhiên, đã có bao giờ bạn nghĩ thời trang lại bắt nguồn từ sự chết chóc, âm u, đáng sợ đến rợn người? 

Alexander McQueen

Lật lại vài trang sách trong quyển biên niên sử thời trang có lẽ những năm 90 là thời điểm “đen tối” nhất, thời khắc mà cái chết ngự trị, khi đã mang đến chúng ta các nhà thiết kế như Alexander McQueen – một người “nghệ sĩ” say sưa với vẻ đẹp huyền bí của chủ nghĩa gothic. Vào năm 1995, trong In Memory of the Late Mr and Mrs Comfort của Richard Avedon được đăng lần đầu trên tờ The New Yorker, có lẽ làng mốt còn nhớ như in cảm giác đặc biệt khi thời trang và chết chóc được đặt cạnh nhau trong xuyên suốt 24 hình ảnh của gia đình Comfort. Siêu mẫu Nadja Auermann chính là người thủ vai một người vợ xinh đẹp, quyến rũ trên người là những thiết kế của các NTK/ nhà mốt xuất sắc nhất thế giới lúc bấy giờ từ Jean Paul Gaultier, Maison Margiela , Hussein Chalayan, Alexander McQueen, John Galliano, Comme des Garçons cho đến Thierry Mugler. Người chồng của Mrs Comfort chính là một bộ xương – đôi khi xuất hiện trong những chiếc mũ ngang tàng và những chiếc áo khoác ngoài được may đo chuẩn chỉnh, đôi khi trần truồng đến tận xương, hốc mắt há hốc, họ cùng nhau kể ra một câu chuyện ngụ ngôn rùng rợn về cuộc sống gia đình tất tần tật từ tình dục, dọn dẹp nhà cửa cho đến con cái. 

In Memory of the Late Mr and Mrs Comfort – Richard Avedon

Thời trang và cái chết có lẽ là một “mối tình” kỳ lạ. Những ngày mới bén duyên của cặp đôi này không hẳn bắt đầu từ những năm 90 mà trên thực tế đã bắt đầu từ trước đó. Năm 1824, nhà thơ và nhà triết học Giacomo Leopardi đã xuất bản tác phẩm gây tò mò “Đối thoại giữa thời trang và cái chết” (“Dialogue Between Fashion and Death”) – khi đó thời trang đã nói với cái chết rằng “cả hai chúng ta đều như nhau nhờ vào sự thay đổi và hủy diệt không ngừng của mọi thứ xung quanh.” Trong The Arcades Project, mà nhà lý thuyết Walter Benjamin đã nghiên cứu và thực hiện từ năm 1927 đến năm 1940, ông đã nhận xét rằng “thời trang chỉ bao gồm những thái cực và những thái cực tột cùng của nó chính là sự phù phiếm và chết chóc.” Con người luôn bị hấp dẫn và luôn bị cuốn vào vòng xoáy mê hoặc của tốc độ phát triển nhanh chóng của thời trang, dần bỏ qua bề mặt đen tối, sự bóc lột ngầm của thế giới hào nhoáng này. Với mối liên hệ mật thiết với cơ thể con người, khi tiếp cận gần nhất với con người thời trang có lẽ cũng sẽ gây ra những thứ bệnh hoạn và rùng rợn mà ít ai trong chúng ta có thể tưởng tượng ra. 

Alexander McQueen
Hussein Chalayan

Cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 có lẽ là khoảng thời gian “nồng cháy” nhất của mối tình kỳ lạ giữa thời trang và cái chết. Bởi lẽ, đây là khoảng thời gian đặc biệt mà thế giới thời trang bị ám ảnh sâu sắc với sự chết chóc, một phần cũng nhờ vào hàng loạt sự trỗi dậy từ các tác phẩm đặc sắc dưới tác động của Avedon. Vào năm 2003, học giả Caroline Evans đã xuất bản “Fashion at the Edge: Spectacle, Modernity, and Deathliness” – một cuốn sách đã nhận được sự yêu mến của các sinh viên thời trang và những người đam mê phong cách nhờ cái nhìn thanh lịch và thú vị về các nhà thiết kế nổi bật khác nhau qua từng cột mốc của dòng chảy thời trang. 

Từ những chiếc corset có đốt sống của Alexander McQueen hay các show diễn lấy cảm hứng từ nhà thương điên và lửa địa ngục, đến những tấm vải có thể phân hủy ngay lập tức của Hussein Chalayan và cả những lần Galliano đột kích thật vĩ đại vào những tủ quần áo, Evans đã đo nhiệt độ của “thời trang đương đại lúc bấy giờ, với những yếu tố liên quan đến tiền bạc, tình dục và sự chết chóc,” và nhận ra rằng thế giới thời trang là một nơi đầy lo lắng và rất đáng quan ngại khi sự hoành tráng đi kèm với những điều bệnh hoạn. Và đó có lẽ là thời điểm mà Jigsaw tung ra những chiến dịch quảng cáo gây sốc; chẳng hạn như vụ những người đàn ông rơi xuống từ các tòa nhà và Diesel “buôn bán” sự quyến rũ tại một vụ tai nạn xe hơi. Trong khi đó, những nhà thiết kế như Andrew Groves đã từng tạo dấu ấn với bộ sưu tập mang tên “Cocaine Nights” cùng một chiếc váy lấp lánh được làm bằng lưỡi dao cạo được trình làng trên một đường băng bằng bột trắng đầy khiêu khích. BBC đã từng chia sẻ: “Bộ sưu tập như thể cho làng mốt thấy chúng ta đang ở rìa của sự chuyển đổi giữa thế kỷ và thế kỷ, và ở rìa của sự chuyển đổi của công nghệ,” Khi tương lai vẫy gọi, nhưng nó cũng thật sợ hãi. Và trước sự thay đổi chóng mặt đó, ngành công nghiệp thời trang đã phản ứng sự thật bằng những bộ quần áo và hình ảnh táo bạo và đầy xáo trộn. Hai mươi năm sau khi xuất bản, Fashion at the Edge được Nhà xuất bản của Đại học Yale tái bản. Đây vẫn là một cuốn sách tuyệt vời, trả lời những câu hỏi vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay (tại sao thời trang “tái chế” quá khứ một cách vô cùng ám ảnh và theo tuần hoàn?) đồng thời ghi lại một kỷ nguyên mang tính biểu tượng ngay cả khi nó ngày càng “xa rời” thời đại của chúng ta. 

Alexander McQueen
Hussein Chalayan
John Galliano
Andrew Groves
Diesel Campagin

Trong hai thập kỷ qua, thời trang chính thống đã không còn bận tâm đến cái chết nữa. Trên thực tế, nó đã khác xa với kiểu khám phá rõ ràng như cách mà những năm 90 và 2000 đã từng. Bởi lẽ, những thiết kế hay sàn diễn thời trang ngày nay cũng chẳng còn mô phỏng sự chết chóc, ngụ ý về bệnh tâm thần và các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Vì sao mà mối lương duyên của thời trang và cái chết lại bị chia cắt?

Lý do cho điều này có lẽ rất phức tạp, nhưng cũng có nhiều dẫn chứng khác nhau được tìm thấy trong Fashion at the Edge. Evans cho rằng, thế giới luôn thay đổi liên tục, thời trang đóng vai trò vừa là tấm gương phản chiếu vừa là sự phản ứng nhạy cảm đối với công nghệ cùng những tính năng mới mẻ của nó (chẳng hạn như phương tiện giao tiếp và hình thức truyền thông mới), cũng như tất cả nỗi sợ hãi và thú vui của cuộc sống hiện đại. Khác với thời đại trước đây khi công nghệ vẫn còn “xa lạ” với chúng ta, cuộc sống hiện tại có lẽ đã dễ dàng hơn rất nhiều. Giờ đây, con người đã có quyền truy cập liên tục vào “phần còn lại” của thế giới. Tin tức, phim ảnh được cập nhật liên tục từng phút một và những thay đổi này đã đưa chúng ta đến gần hơn với cái chết – chiến tranh, những vụ xả súng hàng loạt và các vụ giết người hay những cuộc biểu tình trên thảm đỏ,… được công khai cho tất cả mọi người biết. Từ đó, có lẽ cái chết cũng chẳng còn là chủ đề mới mẻ và sáng tạo để thời trang khai thác.  

Rick Owens

Và từ khi cuộc sống của nhân loại dần thoải mái, và tiện ích hơn với sự “can thiệp” của công nghệ, thời trang cũng thay đổi từ một thứ gì gắn kết sâu sắc với ngành sang một hình thức giải trí mang tính đại chúng hơn. Khi Alexander McQueen là nhà thiết kế đầu tiên phát trực tiếp một show diễn vào năm 2009, đó cũng là một lời tuyên bố rõ ràng, chào đón nhiều người thưởng thức hơn. Những gì bắt đầu như một sự đảo ngược, hình thành nên một cách nhìn hoàn toàn mới về thời trang. Evans nhận xét: “Nó không chỉ tồn tại như một vật thể nữa.” Nếu ngày trước, “đối tượng ưu tiên của thời trang chính là trang phục và báo chí, tin tức, hình ảnh chỉ là thứ yếu,” thì bây giờ hình ảnh đã thống trị tất cả. Nói một cách thô thiển, điều này có nghĩa là các chương trình, bài xã luận và sự kiện đã là thứ định hình những gì mà người xem nghĩ về thời trang. Từ những cái đầu giả động vật của Schiaparelli và những sai lầm ngớ ngẩn của Balenciaga cho đến những câu hỏi liệu khách mời của Met Gala có đủ theo chủ đề hay không, dường như có một mối quan tâm vô cùng cuồng nhiệt đối với ngành thời trang, đặc biệt là mong muốn phản ứng với những vụ bê bối của nói một cách ngay lập tức. 

Alexander McQueen

Nhiều người cho rằng sự dân chủ hóa như vậy là một điều tốt, từ những thời đại mà những sàn diễn thời trang chỉ được tổ chức cho một tệp khách hàng nhất định cho đến những show diễn chào đón tất cả mọi người, có lẽ đây là một dấu hiệu khả quan để cách thương hiệu phát triển. Tuy nhiên, điều này cũng khiến các nhà thiết kế ít tự do hơn để thể hiện tư duy thời trang táo bạo của chính mình. Nếu bộc lộ cái tôi quá chân thật và đầy thô tục, theo kiểu ngụ ngôn hoặc mạo hiểm như thời trang lúc trước thì có lẽ cách nhà thiết kế cũng phải rất cẩn thận và chuẩn bị sẵn sàng cho những phản ứng dữ dội, nghiêm trọng từ xã hội. Nếu bộ sưu tập AW95 Highland Rape của McQueen – phản ánh hậu quả của việc giải phóng mặt bằng của Scotland, được ra mắt vào thời đại này của thời trang thì có lẽ nhà thiết kế và thương hiệu chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự lên án gay gắt từ cộng đồng. 

Giờ đây, có lẽ thời trang chẳng còn thể hiện nỗi ám ảnh của mình với sự chết chóc một cách rõ nét trên trực tiếp các thiết kế, các buổi photoshoot trong cách chiến dịch quảng bá hay trên đường băng buổi diễn.

Giờ đây, có lẽ thời trang chẳng còn thể hiện nỗi ám ảnh của mình với sự chết chóc một cách rõ nét trên trực tiếp các thiết kế, các buổi photoshoot trong cách chiến dịch quảng bá hay trên đường băng buổi diễn. Tuy nhiên, sau hai mươi năm trôi qua, suy nghĩ về cái chết một cách tượng trưng được mô phỏng bằng những tư duy thời trang đầy sáng tạo đã chuyển thành những điều thực tế hơn. Chắc chắn chúng ta chẳng còn xa lạ với những tác hại nặng nề mà ngành công nghiệp thời trang gây ra với hành tinh và đời sống của con người. Từ sự sụp đổ của tòa nhà Rana Plaza đến bông được sản xuất bằng sức lao động của những “nô lệ” người Duy Ngô Nhĩ, quần áo mà chúng ta mặc thường ngày đều bị vấy bẩn bởi sự chết chóc và đau khổ. Thực chất, vấn đề này đã từng được Marx đề cập như “sự giết người thất thường, vô nghĩa của thời trang” vào năm 1887. Và kể từ đó, thời trang có lẽ vẫn chưa có thể hạn chế được những tác động tiêu cực của mình gây ra. Sự nhấn mạnh mới vào thực tế sản xuất quần áo có thể không phải là một chủ đề hấp dẫn, nhưng nó quan trọng hơn nhiều so với thời đại ngày nay. Đồng thời, đây cũng là điều mà khiến chúng ta nhìn thấy được sự liên kết sâu sắc giữa thời trang và cái chết. 

Rick Owens
Rick Owens

Không còn quá nhiều nhưng không có nghĩa là sự ám chỉ về cái chết không còn tồn tại trong thời trang. Ngày nay, vẫn có rất nhiều nhà thiết kế/thương hiệu lồng ghép sự chết chóc vào chính ngôn ngữ thiết kế cũng như lăng kính sáng tạo của riêng mình, bằng những hình thức mới.

Không còn quá nhiều nhưng không có nghĩa là sự ám chỉ về cái chết không còn tồn tại trong thời trang. Ngày nay, vẫn có rất nhiều nhà thiết kế/thương hiệu lồng ghép sự chết chóc vào chính ngôn ngữ thiết kế cũng như lăng kính sáng tạo của riêng mình, bằng những hình thức mới. Tuy nhiên, các nhà thiết kế ngày nay thường tiếp cận cái chết một cách trừu tượng hơn, ít gay gắt hơn thông qua những lời kêu gọi về ngày tận thế cũng như những tác hại về môi trường. Dilara Fındıkoğlu có lẽ là “truyền nhân” lưu truyền linh hồn đen tối của McQueen, những con đường lấp đầy tuyết trắng, bùn lầy của Balenciaga hay cả tầm nhìn đáng lo ngại về sự hủy hoại môi trường đến từ thế giới quan của Marine Serre,… tất cả đều được các nhà thiết kế gửi gắm vào những thiết kế chủ đạo như cách mà Evans đã viết trong bài tiểu luận ‘End Times, Future Visions’ cho E/MOTION: Fashion in Transition, “thời trang, vào những thời điểm khủng hoảng, đã tưởng tượng ra tương lai của chính nó, dù là không tưởng hay lạc hậu.”

Ngày nay, cũng đã có nhiều thương hiệu bắt đầu thay đổi định hướng phát triển, xây dựng thương hiệu thân thiện với người tiêu dùng. Không chỉ phản ánh sự chết chóc thông qua các tác động đến môi trường, thời trang có thể được sử dụng để khám phá cái chết không phải là một thứ gì đó trừu tượng, không phải là một ý tưởng, mà là một thứ gì đó hữu hình và đau đớn, bắt nguồn từ những bất công chính trị và xã hội hiện tại. Ví như ở show diễn Pyer Moss 2015 của Kerby Jean-Raymond với sự khai thác vào sự tàn bạo của cảnh sát, trong đó có các cuộc phỏng vấn thân nhân của những người đàn ông Da đen bị cảnh sát sát hại. 

Dilara Fındıkoğlu
Dilara Fındıkoğlu
Dilara Fındıkoğlu

Pyer Moss 2015 của Kerby Jean-Raymond
Pia Interlandi
Pia Interlandi – Project: Garment for the Grave

Có lẽ giờ đây chúng ta chẳng còn quá bận tâm đến sự liên kết đặc biệt giữa thời trang và sự chết chóc. Thế giới thời trang ngày nay cũng dần thay đổi với nhiều nguồn cảm hứng và thông điệp mới, những lần ám chỉ về thực trạng đau đớn và đáng sợ của xã hội giờ đây đã nhường chỗ cho sự hài hước hay sự mỉa mai về những món đồ “rát nách, tầm thường” nhưng lại “bán giá trên trời”. Thời trang như một vòng tuần hoàn cuồng nhiệt, có lẽ cái chết đã bị chôn vùi trong bóng tối và quá khứ nhưng nó chắc chắn sẽ không mất đi và rồi một ngày nào đó thời trang và cái chết sẽ “về” với nhau.

Dai Rees
In Memory of the Late Mr and Mrs Comfort – Richard Avedon

Thực hiện Huỳnh Trân

Theo id-Vice