Sinh viên thời trang: Làm sao để phá vỡ lối mòn trong tư duy sáng tạo thời trang?

Ngày đăng: 25/07/18

Nhân dịp đến Việt Nam và giảng dạy tại F.A.C.E Fashion Workshop vào giữa tháng 07/2018 vừa qua, Thạc sĩ Marie Geneviève Cyr đã có cuộc chia sẻ về hiện trạng của ngành công nghiệp thời trang hiện nay. Cô nhận định, điều mà ngành công nghiệp này đang “thiếu thốn” nhất, chính là nguồn năng lượng của tuổi trẻ và chính niềm đam mê của những người trẻ, sẽ khiến ngành công nghiệp này tiến xa hơn nữa trong tương lai.

Hằng năm, với số lượng không nhỏ sinh viên thời trang ra trường, câu hỏi đặt ra là ai sẽ trụ lại được đến cùng với ngành công nghiệp này và ai sẽ từ bỏ nó để đi một con đường khác?

Thạc sĩ Marie Geneviève Cyr

Đi tìm mảnh ghép sáng tạo

Đối với những bạn trẻ hay những nhà thiết kế tương lai, những ai đã tham gia khóa học Creativeness in fashion – Translating reseach into unique design processes, từ giảng viên đến từ ngôi trường thời trang Parson School – top 2 thế giới, như Đắc Thắng – sinh viên thời trang, Võ Ngọc – Creative Designer tại Rebelism; Rosii Nguyen – Former Creative Director at HNOSS; Châu Minh Đức – Trợ lý cho NTK Lâm Gia Khang; Ngô Vũ Nhã Thy – Owner Nathy Nathy; Nguyễn Minh Giang Tú – Quán quân cuộc thi Aquafina Pure Fashion 2013… có lẽ 3 ngày học với cô Marie là một trải nghiệm khắc sâu trên con đường thời trang của các bạn.

Thạc sĩ Marie Geneviève Cyr nhận xét về bài tập của học viên trong khóa học Creativeness in fashion – Translating reseach into unique design processes

Ngoài việc hiểu thêm khái niệm một bộ sưu tập thời trang là gì và cần có những gì, các bạn còn được học cách khai thác, chuyển thể, lồng ghép các yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội, giới tính, tôn giáo… vào trong một bộ sưu tập thời trang. Và điều ngạc nhiên nhất là các bạn có thể phác thảo trọn vẹn ý tưởng cho một bộ sưu tập chỉ trong thời gian ngắn ngủi 2 ngày với quá trình làm việc nhóm.

Vì sao lại diễn ra điều tưởng chừng như không thể lại diễn ra? Câu trả lời có lẽ nằm ở thời đại ngày nay. Đây là thời đại của We wear culture, thời mà Google số hóa những bộ sưu tập, những dữ liệu thời trang, có thể tìm thấy chỉ sau vài cái nhấp chuột. Thời mà những nhà thiết kế phải chạy đua với từ 4 đến 8 thậm chí 12 bộ sưu tập ra mắt hàng năm. Thời mà những ý tưởng phải được cho ra đời liên tục, xu hướng xoay vòng, đào thải và trụ lại, theo nhịp của thời gian. Và những sinh viên của Parsons School, hay học viên của khóa học Creativeness in fashion – Translating reseach into unique design processes, đã được dẫn dắt để không bỡ ngỡ trước tốc độ của guồng quay trong thời đại số.

Bài tập của học viên trong khóa học Creativeness in fashion – Translating reseach into unique design processes tại F.A.C.E Fashion Workshop

Chọn con đường của Azzedine Alaïa, là khước từ guồng quay này hay Karl Lagerfeld, làm việc như cỗ máy luôn là vấn đề mà nhiều nhà thiết kế đương đại đang tự hỏi. Còn với các sinh viên thời trang, những bạn đang theo đuổi niềm đam mê của mình, cũng đang vật lộn với bản ngã và tự hỏi làm thế nào để xây dựng dấu ấn cá nhân.

Định vị dấu ấn cá nhân

Simon Porte Jacquemus, chủ của thương hiệu Jacquemus (thành lập 2009), một tên tuổi mới trong làng thời trang hiện nay luôn biết cân bằng giữa nghệ thuật thiết kế và tính ứng dụng. Jacquemus cho đến thời điểm này, phần “kí ức tuổi thơ” từ nhà thiết kế đã tồn tại như một chữ ký (signature) của thương hiệu. Còn Jack McCollough và Lazaro Hernandez của Proenza Schouler luôn giữ vững hình ảnh một người con gái trẻ cá tính, đậm chất nghệ sĩ như một chữ ký trong những thiết kế của mình. Alexander Wang lại thể hiện một phong cách thời trang cá tính, nhấn nhá một chút xuề xoà nhưng lại có tính thời thượng, được ưa chuộng bởi dân hipsters, rappers, nhất là ‘It-girl’ trong những bộ sưu tập. Muốn thành công và không bị chìm nghỉm trong đám đông, dấu ấn cá nhân của một nhà thiết kế là không thể thiếu.

Muốn thành công và không bị chìm nghỉm trong đám đông, dấu ấn cá nhân của một nhà thiết kế là không thể thiếu.

Sinh viên thuyết trình về ý tưởng của mình trong khóa học Creativeness in fashion – Translating reseach into unique design processes

Song song đó, là xóa bỏ hay giảm bớt sự lệ thuộc của các sinh viên trong việc tìm kiếm “cảm hứng” dựa trên các công cụ tìm kiếm trên internet hay “tham khảo” trên Pinterest hoặc Instagram, thay vào đó là tự mình trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh.

Bài tập của học viên trong khóa học Creativeness in fashion – Translating reseach into unique design processes tại F.A.C.E Fashion Workshop

Khóa học của cô Marie nằm trong khuôn khổ dự án “Fashion meets Art”, một dự án đặc biệt được tổ chức vào mùa hè năm 2018 bởi F.A.C.E Fashion Workshop và sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2019. Chương trình bao gồm các lớp học thời trang với 04 giáo sư và thạc sĩ thời trang đến từ các trường thời trang danh tiếng toàn cầu: Shingo Sato, Julian Roberts, Marie Genevieve Cyr, Elena Ryleeva.

Các chương trình học tiên tiến này nhằm giúp sinh viên thời trang Việt Nam có thể đi trên con đường sáng tạo thực thụ trong việc phát triển dấu ấn cá nhân, không chỉ trong các hồ sơ nghệ thuật (portfolio) hay trong mắt các nhà tuyển dụng mà còn phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Trở thành một nhà thiết kế thời trang trong tương lai…

Khóa học Thiết kế thời trang Summer Course Spring 19 – khóa học trang bị hành trang về tư duy, kiến thức và kỹ thuật để trở thành nhà thiết kế thời trang. Khai giảng ngày 12.06.2019.

Khóa học Thiết kế thời trang dài hạn Full Course Spring 19 là một trong những con đường, để bạn tiến gần hơn với niềm đam mê thiết kế thời trang chuyên nghiệp của bản thân. Chương trình học kéo dài 01 năm, được nghiên cứu kỹ lưỡng với 14 môn học, đi từ căn bản đến nâng cao, bao gồm 3 mảng: kiến thức – tư duy – kỹ thuật. Giáo trình được xây dựng chỉn chu, tạo dựng trên nền tảng vững chắc. Giảng viên giàu kinh nghiệm lẫn chuyên môn từ trong nước và quốc tế.

Cần thêm thông tin vui lòng truy cập website facefashionworkshop.com hoặc liên hệ số hotline 0965147117 để được tư vấn trực tiếp.

Thực hiện: S-R