“Upcycling” sẽ trở thành một trào lưu của thời trang Việt trong năm 2022?

Ngày đăng: 18/01/22

Trong vài năm trở lại đây, thời trang Việt đã có sự dịch chuyển đến với con đường bền vững. Các nhà thiết kế đã và đang quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp giúp cho nền thời trang trở nên thân thiện hơn với môi trường thông qua nhiều hoạt động khác nhau, từ tận dụng chất liệu các loại chất liệu cũ đến sử dụng các phương pháp thiết kế mới, hay quan tâm đến công nghệ… nhằm biến cho sản phẩm thời trang vừa thân thiện với môi trường vừa gần gũi với chọn lựa mua sắm của khách hàng.

Trên hành trình xanh hơn mỗi ngày đó, sự sáng tạo từ các các sinh viên thời trang cho đến các nhà thiết kế Việt thành danh, đã tạo nên những tác phẩm thú vị. Họ đã biến rác thải, vải thừa hay quần áo cũ thành những thiết kế đầy lãng mạn và mộng mơ. Nhà thiết kế Chung Thanh Phong cũng tạo nên trang phục cũng tạo nên những mẫu đầm dạ hội với bao ni lông và vỏ chai nhựa. Không dừng lại ở đó, thương hiệu More Than Blue của Christy tận dụng từng chút vải thừa để ra mắt bộ sưu tập Chắp vá sau những tháng giãn cách xã hội. Ấn tượng hơn với SAND khi biết được rằng SAND Thu Đông 2021 “No.3” đã dùng những mét vải cuối cùng của kho lưu trữ hay bộ sưu tập Reborn của NTK Xuân Lê với sự kêu gọi đóng góp trang phục cũ từ cộng đồng.

Cùng Style-Republik điểm qua những nét ấn tượng từ làn sóng “upcycling” của thời trang Việt trong nửa năm cuối 2021. 

Bộ sưu tập Reborn của NTK Xuân Lê

Nhà thiết Xuân Lê, người có gần 20 năm làm thời trang, đã quyết định sử dụng chính sản phẩm thời trang để kêu gọi nhận thức về việc bảo vệ môi trường. Trong dự án Style Reborn – Tái sinh phong cách, cô bắt đầu bằng việc kêu gọi mọi người quyên tặng trang phục cũ cho XUANLE. 

Với quan niệm, mỗi trang phục đều xứng đáng có một cuộc đời mới. NTK Xuân Lê “biến hoá” những bộ trang phục cũ thành sản phẩm thời trang mới. Trong đó phần vải thừa cũng được tái sử dụng trong các thiết kế mới để tạo nên sự hoàn chỉnh hơn cho dự án Style Reborn. Với ý nghĩa đó bộ sưu tập Style Reborn đã theo sát chủ nghĩa Upcycle khi tận dụng vải vóc còn tốt để làm nên một trang phục mới và tạo nên sự mới mẻ và thú vị cho thời trang Việt.

Ảnh: Nguyễn Minh Đức
Giám đốc Sáng tạo: Hương Color
Stylist: Huyền Gin
Trang điểm & Làm tóc: Tùng Châu

Chắp vá của More Than Blue 

Bộ sưu tập Chắp vá từ More Than Blue ra mắt sau khi Sài Gòn chấm dứt giãn cách xã hội. Các sản phẩm đều được ấp ủ và thực hiện trong 4 tháng giãn cách. Nằm trong dự án không hao tổn của More Than Blue, sáng lập bởi NTK Chris Ty, các thiết kế trong BST Chắp vá sử dụng toàn bộ đều là vải thừa. 

Thương hiệu đã tận dụng mảnh vải hemp (từ cây gai dầu) được dệt tay bởi người Mông, qua bước xử lý nhuộm màu với các nguyên liệu tự nhiên sau đó may thành quần áo thành phẩm. Cũng từ đó các sản phẩm của More Than Blue mang tính độc bản và được nhiều khách hàng yêu thích. 

Ảnh: Trang Doan Vo

Người mẫu Dương Tú Bình

Thời trang: NTK Chris Ty

SAND Thu Đông 2021 “No.3”

SAND Thu Đông 2021 “No.3” hình thành trên ý tưởng vật chất hoá những cảm xúc của con người đối với thời trang và cách thức con người lựa chọn trang phục. Là một bước ngoặt lớn của thương hiệu, BST ra mắt cuối năm 2021, khi chúng ta sắp bước qua năm 2022, một năm đã trải qua nhiều biến động to lớn. Nhiều gam màu sặc sỡ đã xuất hiện trong No.3. 

Trong hoàn cảnh thiếu thốn, BST hình thành từ tất cả những gì đội ngũ SAND còn lại trong nhà xưởng của mình. Cụ thể, đó chính là những mét vải cuối cùng trong kho vải, với những phụ liệu hữu hạn chỉ có thể kiếm được trong nước. Các sản phẩm của SAND No.3 trở nên mới lại và riêng biệt: đó là những chiếc chăn lông vũ, những chiếc áo phông oversized, khăn trải giường cũ, những chiếc đầm ngắn, đồ ngủ pyjama và thậm chí cả chiếc áo choàng tắm đã qua biến tấu. 

Ảnh: SAND

NTK Chung Thanh Phong và bộ váy áo cho Kim Duyên 

Tháng 12.2021, NTK Chung Thanh Phong đã thiết kế trang phục cho Kim Duyên, đại diện của Việt Nam tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2021. Nhân dịp này, Kim Duyên cùng nhà thiết kế Chung Thanh Phong tung bộ ảnh với các trang phục từ bao ni lông và vỏ chai nhựa. Chung Thanh Phong đã mang đến cho chúng một đời sống khác. qua ba thiết kế đặc trưng cho các nguyên tố quan trọng của môi trường là lửa, rừng, không khí. Trong bộ ảnh chụp, Kim Duyên không chỉ thể hiện được vẻ đẹp hình thể, mà còn giúp uyển chuyển truyền tải thông điệp chúng ta nên nâng niu và hành động cụ thể hơn vì môi trường sống của mình.

Photographer – Makeup Artist: TEE LE – TEE LE Studio
Art Director: NTK Chung Thanh Phong
Hair Stylist: Chung Hung Thanh

Team Tee Le Studio Assistant

Costume: RIN BY CHUNG THANH PHONG
Nail: Nguyen Thi Nguyen
Visual design: Motix

Sinh viên thời trang FACE – The Fashion Design Academy

Để nâng cao ý thức và đồng thời bộc lộ tiềm năng của các sinh viên, Học viện thời trang FACE – The Fashion Design Academy vừa qua đã tổ chức cuộc thi Upcycling dành cho các học viên. Qua cuộc thi, 5 nhóm thí sinh đã có một tuần lễ để hợp tác cùng nhau lên ý tưởng, biến ý tưởng thành một tác phẩm hoàn chỉnh và trình diễn trước ban giám khảo. Mỗi đội dự thi đều có ý tưởng mới lạ, có đội tận dụng những bộ áo dài cũ của học sinh, có đội dùng những chiếc quần jeans cũ… thông qua nhiều kỹ thuật xử lý rập và sáng tạo trên bề mặt chất liệu như chắp vá, smoking, beading… đã được học để hoàn thành tác phẩm. Dù thời gian học thiết kế thời trang còn rất ngắn, nhưng ý tưởng thú vị của các bạn cùng những nỗ lực đã nhận được nhiều sự khích lệ của các giảng viên và khiến bạn bè trầm trồ. 

Học viên FACE: Nguyễn Phú Hùng – Nguyễn Thị Mỹ Lệ – Nguyễn Quang Huy
Học viên FACE: Lộc Quang Phúc – Huỳnh Anh Tuấn – Lê Nguyễn Hà My
Học viên FACE: Phạm Đào Khánh Duy – Lin Khả Hân – Nguyễn Lâm Nguyệt Ánh

Với những phong cách thiết kế đa dạng này, năm 2022 “upcycling” liệu cho trở thành một xu hướng mới trong thời trang Việt? Chúng ta hãy cùng chờ xem!


Upcycling được định nghĩa là một giải pháp tái chế thú vị, đặt sự sáng tạo vào những sản phẩm thời trang bị xem là lỗi thời. Bằng cách sử dụng những chi tiết, vải vóc thừa của một bộ trang phục để tạo nên những thiết kế hoàn toàn mới, xu hướng này đã nhận được không ít sự chú ý của những người yêu thời trang, và làm trong ngành thời trang.

Ngược dòng lịch sử, upcycling lần đầu tiên được sử dụng tại Anh trong bối cảnh nước Anh đang khan hiếm nguyên liệu may mặc cho quân phục của binh lính. Cho đến năm 1994, thuật ngữ upcycling chính thức được đặt tên bởi kỹ sư người Đức Reiner Pliz. Vì cho rằng thuật ngữ recycling (tái chế) đang làm giảm giá trị của những bộ trang phục đã được “tân trang” lại, cũng như thành quả sáng tạo của những thợ may, Reiner Pliz đã thay đổi tên gọi cho phương pháp tái chế sáng tạo này thành upcycling (nâng cấp).


Thực hiện: Hoàng Khôi