Vấn đề sống còn trong ngành công nghiệp thời trang bán lẻ – Làm sao để các chủ doanh nghiệp thời trang Việt tiếp tục phát triển?

Ngày đăng: 23/11/19

Đa số chủ các doanh nghiệp thời trang Việt Nam hiện nay vẫn đang phát triển theo hướng vừa làm vừa tự thân đúc kết kinh nghiệm. Sau khi xây dựng thương hiệu, có nền móng ổn định, các thương hiệu sẽ hướng đến việc phát triển cửa hàng của mình. Tuy nhiên việc quản lý chuỗi cửa hàng, nguồn cung và giải quyết hàng tồn cùng nhiều vấn đề liên quan đến nhân sự, vận chuyển… khiến chủ các doanh nghiệp thời trang phải đau đầu.

5 vấn đề mà các doanh nghiệp thời trang, dù nội địa hay quốc tế, thường gặp phải:

Làm sao để giải quyết hàng tồn kho?

Trả lời cho việc “Làm sao để giải quyết hàng tồn kho?”, dự đoán lượng hàng phân phối cho mùa tiếp theo vẫn là còn là câu hỏi bị bỏ ngỏ đối với ngay cả những người làm lâu năm trong ngành thời trang. Bởi vấn đề này không chỉ đòi hỏi quyết định dứt khoát ở phía sản xuất khi lên đơn hàng mà còn bởi khả năng dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Cách đơn giản là đẩy mạnh chu trình sản xuất để thích ứng với nhu cầu thị trường, ví dụ những chiếc crop top, váy ngắn sẽ bán rất chạy vào mùa hè, hay áo len hoặc sweater sẽ bán chạy vào mùa đông. Nhưng giờ đây, các công ty không chỉ nhìn vào nhu cầu thị trường rồi mới bắt đầu sản xuất. Thay vì ngồi chờ đợi xu hướng, họ bắt đầu học cách dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Kiểm soát cán cân cung-cầu

Sản xuất quá ít đồng nghĩa việc suy giảm doanh số và đánh mất một lượng khách hàng. Cung vượt quá cầu lại là sự lãng phí tài nguyên, tiền bạc và làm giảm lợi nhuận cuối mùa. Không có bất kỳ một công thức hoàn hảo dành cho vấn đề này. Số phận của một thương hiệu có thể dựa vào khả năng kiểm soát cán cân cung-cầu để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Bên cạnh đó sự phát triển của thương mại điện tử càng khiến việc quản lý hàng tồn kho trở nên khó khăn hơn vì ta không thể biết được sự tăng giảm đột ngột của nhu cầu thị trường.

Giải quyết hàng tồn kho 

Eric Fisch, người đứng đầu mảng bán lẻ và may mặc tại ngân hàng HSBC nói vui rằng: “Inventory doesn’t age like fine wine, it ages like fresh fish” để ngụ ý rằng việc không thể giải quyết hàng tồn kho sẽ gây hậu quả nặng nề, bởi giống như cá tươi, chúng ta không thể giữ quần áo như rượu vang trong thời gian dài. Fisch cũng cho biết khách hàng của anh là các công ty may mặc cần tìm kiếm các khoản vay trong khi cố gắng tiêu thụ hàng tồn kho mùa trước và cần kinh phí sản xuất sản phẩm cho mùa tiếp theo. Nếu tiếp tục kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhận công ty và cả dòng tiền lưu thông.

Làm sao nắm bắt xu hướng tương lai?

Ngày nay, các nhãn hàng có thể sử dụng dữ liệu khổng lồ được thu thập về khách hàng để dự đoán những gì người tiêu dùng muốn sở hữu tiếp theo. Một con số đáng kể các nhà khởi nghiệp tuyên bố rằng họ có thể dự báo chính xác những gì người tiêu dùng sẽ mua trong những tháng mua sắm và mùa lễ hội. Đồng thời họ tư vấn cho khách hàng số lượng sản phẩm cần sản xuất và tình hình hàng tồn kho tại mỗi cửa hàng.

Lafayette 148 là nhà bán lẻ luôn cố gắng thích nghi với sự biến động thị trường

Các giải pháp áp dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) dựa trên “mạng lưới thần kinh con người” để phân tích và tổng hợp các xu hướng cùng như nhu cầu tương lai của khách hàng.

“Lợi ích bền vững mà công nghệ mang lại là rất lớn nếu ta kiên trì chạy theo nó. Phương pháp này đã thật ra đã được áp dụng từ một thập kỷ trước.” Ahmed Zaidi, một nhà nghiên cứu tại bộ phận máy học tại đạ học Cambridge và người sáng lập công ty tư vấn khoa học dữ liệu Catalyst AI chia sẻ. Ông nhận ra rằng các nền tảng điện tử như Amazon và Netflix đã dùng công nghệ này để tạo ra các gợi ý sản phẩm cho từng cá nhân khách hàng.

Nhưng việc dự đoán được tương lai còn khó hơn thế rất nhiều.

Các công ty bán lẻ đang cố gắng phát triển công nghệ AI có thể vượt trội hơn buyer và người quản lý chuỗi cung ứng. Ngày nay những nhà bán lẻ thường nhìn vào thói quen mua sắm của khách hàng và các sản phẩm bán chạy mùa trước để đo lường và dự đoán nhu cầu tương lai.

“Không ai có thể dự đoán chính xác những xu hướng sẽ bùng nổ trong thời gian tới.” Ông Liz Fraser, chủ tịch Lafayette 148 (nhà bán lẻ lớn của Mỹ) tuyên bố. Bởi một sản phẩm bán chạy mùa trước không có nghĩa nó sẽ bán chạy ở mùa sau. Việc đôi giày bệt của hãng Pothy tăng doanh số gấp 4 lần sau khi Meghan Markle mang nó đi dạo ở bãi biển Úc thì thật sự là điều khó có thể dự đoán, kể cả đối với AI.

Hình ảnh store bán hàng của H&M

Công nghệ đang biến đổi thế giới, nhiều người dự đoán nó có thể thay thế con người. Nhưng ở thời điểm hiện tại các chủ doanh nghiệp vẫn là những người có khả năng kiểm soát công việc phân phối và quản lý hàng hóa hiệu quả nhất. Bởi để có thể giúp quá trình bán và lưu trữ hàng hóa được diễn ra trôi chảy trước những biến động ngày càng tăng của ngành công nghiệp tỉ đô cần nhiều yếu tố hơn là sự phân tích dựa trên số liệu thu về.

#SRFashionBusinessTalk Ep7: Fashion Retail Management – Vận hành và quản lí chuỗi cửa hàng bán lẻ

Sự trở lại của #SRFashionBusinessTalk Ep7 ngày 30/11 sắp tới với chủ đề “Fashion Retail Management: How the World’s Top Brands Do It” sẽ mang lại những kiến thức mà một người chủ thương hiệu thời trang cần có để áp dụng vào việc vận hành và quản lí chuỗi cửa hàng bán lẻ một cách hiệu quả và đạt doanh thu cao nhất.

Với sự tham gia của các khách mời là những chuyên gia đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang bản lẻ, đã từng làm việc tại các thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới cầu như Zara, Gucci, Kenzo,…, đừng bỏ lỡ cơ hội lắng nghe những chia sẻ và giải đáp thắc mắc từ phía các khách mời:

1. Ms Châu Nguyễn – General Manager Of ACFC, thuộc Tập đoàn IPP, trực tiếp quản lý các nhãn hàng như GAP, Old Navy, Banana Republic, OVS, Parfois, Cotton On (sẽ được ra mắt vào cuối năm 2019), với 50 nhân viên văn phòng và hơn 400 nhân viên tại cửa hang.Trước khi làm việc tại ACFC, chị từng làm việc tại Zara Vietnam với vai trò là Country Manager, thuộc MAP Viẹtnam – Inditex. MAP Viẹtnam – Inditex là tập đoàn quản lí các thương hiệu thời trang khác như Pull & Bear, Stradivarious và Massimo Dutti.

2. Mr Tony Nguyễn – Chuyên gia quản lý bán lẻ của những thương hiệu thời trang xa xỉ nhất thế giới. Với hơn 12 năm kinh nghiệm làm việc trong việc điều hành bán lẻ thời trang, Tony Nguyen đã từng làm việc cho hầu hết những ông lớn trong ngành bán lẻ cao cấp ở Việt Nam như Gucci; Milano sau này là LualaMilano – nhà phân phối chính thức của Dolce & Gabbana, Roberto Cavalli, Giuseppe Zanotti, Azzedine Alaia, Dries van Noten, Elie Saab, Giuseppe Zanotti, Vera Wang, Victoria Beckham….); Saint Laurent Paris và Kenzo thuộc Tamson Group; Concept store Labels: – nhà phân phối chính thức của những thương hiệu premium như Chalayan, Delpozo, Mulberry, Phoebe English, Ports 1961 và Concept store There VND Then- nhà phân phối ĐỘC QUYỀN chính thức (official retailer) cho hàng loạt thương hiệu như Stussy, Alyx, Misbhv, C2H4, Palm Angels, Ambush, Mastermind, Yeezy, Y3….

Địa điểm: Én Restaurant & Event Space, 308C Điện Biên Phủ, Quận 3.
Thời gian: Thứ Bảy, 30/11. Khung giờ: 9:30am – 12:00am

Đăng ký tham gia tại đây: https://forms.gle/sqoCP2Bf4dufGyEs5

*Miễn phí vé vào cửa
*Số lượng chỗ ngồi hạn chế
**SR Fashion Business Talk nằm trong chiến dịch Local Pride – Giá Trị Việt của tạp chí Style-Republik, gồm SR News, SR Fashion Business Talk và SR Runway, nhằm hỗ trợ và nâng tầm các thương hiệu Việt.