Virus tại Vũ Hán: Thiệt hại chưa ước tính, cổ phiếu công ty mẹ Louis Vuitton, Gucci… lao dốc, ngành công nghiệp xa xỉ mắc kẹt

Ngày đăng: 23/01/20

Số liệu từ các nhà khoa học của Đại học Hong Kong cho biết, hơn 1700 người ở Vũ Hán, Trung Quốc – nơi bắt đầu bùng phát dịch – được cho là đã nhiễm bệnh. 5 quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng tuyên bố phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên. Hôm thứ ba, cổ phiếu LVMH, Kering lập tức giảm từ 3-5,5% ngay sau khi có thông tin dịch bệnh bùng phát.

Đóng cửa Vũ Hán – chuyện chưa từng xảy ra trong tiền lệ

Các trang thông tin lớn như Business Insider, WSJ, New York times đều đồng loạt đưa tin, việc đóng cửa thành phố Vũ Hán – đô thị lớn với 11 triệu dân là một hành động “chưa từng có trong tiền lệ và… không thể tin nổi” (dẫn lời giáo sư Howard Markel, chuyên gia lịch sử y học tại Đại học Michian Mỹ).

Việc cô lập một số lượng lớn lên đến con số 11 triệu dân trong đó số lượng người mạnh khoẻ chiếm tỷ lệ cao hơn, để hy vọng dập tắt dịch bệnh – lần này là một loại viêm phổi gây ra bởi virus Corona – là một điều rất khó để chính phủ đưa ra quyết định. Ngay cả trong thời kì của đại dịch SARS, năm 2003, cơ quan y tế Canada cũng đã yêu cầu bất cứ ai ở thành phố Ontario có triệu chứng về bệnh truyền nhiễm phải ở trong nhà trong vài ngày do lo ngại dịch bệnh lan truyền trong thời gian nghỉ lễ Phục sinh. Thời điểm đó, tại Bắc Kinh, hơn 4.000 người bệnh bị cách ly, 300 sinh viên có tiếp xúc với những người mắc bệnh bị giam tại một doanh trại quân đội trong 2 tuần.

Việc cô lập một số lượng lớn lên đến con số 11 triệu dân, trong đó số lượng người mạnh khoẻ chiếm tỷ lệ cao hơn, để hy vọng dập tặt dịch bệnh – lần này là một loại viêm phổi gây ra bởi virus Corona – là một điều rất khó để chính phủ đưa ra quyết định.

Điều này báo động một bài toán khó, đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc nói riêng và Châu Á nói chung.

Cổ phiếu ngành hàng xa xỉ lập tức suy giảm

Hôm thứ ba, tin tức về sự lây lan của coronavirus sang các khu vực bên ngoài Trung Quốc đã gây ra sự bán tháo cổ phiếu, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và xa xỉ. Do mối lo ngại ngày càng tăng của sự bùng nổ toàn cầu, kết quả là cổ phiếu của các thương hiệu xa xỉ châu Âu phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc đã sụt giảm. So với thứ Sáu tuần trước, cổ phiếu LVMH và Burberry đã giảm 3%, trong khi Kering mất hơn 4% và Richemont giảm gần 5,5%.

Virus tại Vũ Hán: Đóng cửa Vũ Hán, cổ phiếu LVMH, Kering… lao dốc, ngành công nghiệp xa xỉ mắc kẹt

Trong khi đó, ở thị trường nghỉ dưỡng xa xỉ, Hoa Kỳ đã chứng kiến ​​sự sụt giảm. Khu nghỉ dưỡng Wynn (NASDAQ: WYNN), đã giảm hơn 6%. Carnival Cruise Lines (NYSE: CCL) đã giảm 2% và Capri Holdings yếu suốt cả ngày. Las Vegas Sands cũng giảm 6% khi mở cửa và đóng cửa giảm 5%. United Airlines đã giảm 3,6% và Marriott (NASDAQ: MAR) giảm 3%.

Tiffany hầu như không thay đổi, thương hiệu đang đang được LVMH tiếp quản, nên con số tăng giảm hàng ngày không quá nhạy cảm.

SARS từng gây thiệt hại 40-80 tỷ đô la Mỹ toàn cầu.  

Khi mùa du lịch lễ hội mùa xuân 40 ngày của Trung Quốc vừa bắt đầu, các chuyên gia y tế cũng không khuyến khích mọi người đi du lịch đến Vũ Hán, Bắc Kinh và Thượng Hải. Điều này bao trùm lên một cuộc khủng hoảng về sức khoẻ, dịch vụ du lịch và mua sắm xa xỉ. Lật lại lịch sử, SARS bùng phát ở Trung Quốc khiến ngành công nghiệp rơi vào tuyệt vọng vào đầu những năm 2000, dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đô la Mỹ và khiến chi phí tăng trưởng GDP của Trung Quốc tăng gần 1%. Trên toàn cầu, SARS ước tính gây thiệt hại 40 – 80 tỷ đô la Mỹ.

Hiện tại, rất khó để dự đoán mức độ thiệt hại kinh tế của một đợt bùng phát coronavirus tiềm tàng đối với Trung Quốc, cũng như nền kinh tế toàn cầu. Đối với các thương hiệu xa xỉ phương Tây, không có nhiều điều có thể làm vào thời điểm này ngoài việc chú ý đến cách người tiêu dùng phản ứng và trông đợi vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc cũng như các tổ chức y tế và nhà khoa học toàn cầu.