2021: Năm khởi sắc của thời trang và gaming

Ngày đăng: 30/12/21

Đại dịch khiến mọi hoạt động tiếp thị và tương tác trực tiếp bị hạn chế, và ngành thời trang cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Vì vậy, nhiều nhà mốt đã chọn cách phát triển thương hiệu bằng việc kết hợp với các nhãn hàng game giải trí.

Một số tên tuổi lớn đã cách mạng hóa ngành may mặc thông qua sự kết hợp độc đáo của công nghệ và tính thẩm mỹ có tư duy tương lai. Với những thiết kế sáng tạo như áo choàng, váy cho robot và quần áo may sẵn, các nhà thiết kế thách thức chính khái niệm thời trang là không giới hạn.

Round-up: 2021 in gaming collaborations

Cùng Style-Republik nhìn lại một năm 2021 sôi động bất chấp đại dịch, nhờ sự bùng nổ của công nghệ trong lĩnh vực may mặc và những màn kết hợp độc đáo giữa thời thời trang và gaming.

Tháng 3: Burberry và Honor of Kings

Sau trò chơi trực tuyến B Bounce vào năm 2019, Burberry tiếp tục chứng minh vị thế dẫn đầu khi ra mắt một loạt trang phục mới cho nhân vật nữ chính của game Honor of Kings. Các thiết kế cho nhân vật được thực hiện bởi Riccardo Tisci – Giám đốc sáng tạo của hãng, với nguồn cảm hứng từ BST Xuân hè 2021 cùng họa tiết tartan đặc trưng của Burberry. Hai mẫu trang phục mới này được sáng tạo với tinh thần hài hòa với thiên nhiên và được phân phối qua 3 kênh là trong trò chơi điện tử, trên các nền tảng mua sắm trực tuyến và tại các cửa hàng ở Trung Quốc.

Image: Burberry x Honor of Kings

Tháng 4: H&M và Animal Crossing

Maisie Wiliams, ngôi sao của loạt phim nổi tiếng Game of Thrones, gần đây đã trở thành đại sứ cho chiến dịch phát triển bền vững của H&M. Nhân dịp này, H&M đã ra mắt dự án tái chế sản phẩm thời trang với tên gọi là Looop ngay trên chính trò chơi Animal Crossing: New Horizons.

Hòn đảo được thiết kế nhằm truyền tải thông điệp về môi trường bền vững, thúc đẩy người chơi khám phá và tái chế trang phục trong game thành các phiên bản mới tại một trạm tái chế quần áo ảo. Bên cạnh đó, người chơi có thể tìm hiểu thêm về cách tái chế và tương tác trực tiếp với bảng thông báo của Đảo Looop, nơi họ sáng tạo và để lại suy nghĩ của về thời trang tái chế.

Image: H&M x Animal Crossing

Tháng 5: Gucci và Roblox

Thay vì tự xây dựng một sân chơi riêng, Gucci lại chọn cách kết hợp với tựa game Roblox vốn đã có sẵn một hệ sinh thái hoàn thiện và 42 triệu người dùng. Nhà mốt nước Ý thiết kế một BST ảo để người chơi có thể sắm sửa túi xách, quần áo, phụ kiện,… chính hãng từ Gucci và trang bị cho nhân vật trong game của mình một cách “đắt tiền” hệt như ngoài đời. Áp dụng chiến lược thu hẹp thời gian “lên sàn”, trong vòng hai tuần hồi tháng 5, thương hiệu này thậm chí còn bán được mẫu túi Queen Bee Dionysus với mức giá kỷ lục 4115 USD, cao hơn cả phiên bản thực của chiếc túi. Cha đẻ của Roblox – Rook Vanguard cũng đã tạo nên những không gian riêng trong trò chơi dựa theo bối cảnh khu vườn triển lãm ở Florence của Gucci.

Thậm chí, khu vườn Gucci ảo diệu của Roblox cho phép người chơi đắm chìm trong vũ trụ vạn vật đầy cảm hứng của giám đốc sáng tạo Alessandro Michele.

Image: Gucci x Roblox

Tháng 7: Off-White của Virgil Abloh với Katsu

Thương hiệu Off-White của Virgil Abloh đã hợp tác với nghệ sĩ graffiti thành phố New York KATSU để ra mắt một trò chơi di động với tên gọi “OFFKAT”

Trò chơi cho phép người dùng chơi dưới tư cách của KATSU hoặc Virgil Abloh và được giao nhiệm vụ đi xung quanh thành phố OFFKAT để sáng tạo những bức vẽ graffiti, nhưng đồng thời phải lẩn trốn khỏi sự truy bắt của cảnh sát. Đồ họa video của trò chơi được đánh giá sẽ khiến người dùng nhớ đến Grand Theft Auto vì phong cách thiết kế rất giống.

Image: Off-White x Katsu

Tháng 8: Trò chơi kỷ niệm 200 năm thành lập Louis Vuitton

Nhân dịp kỉ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thiết kế lừng danh cũng như người sáng lập Louis Vuitton, tựa game di động mang tên Louis: The Game đã được phát hành. Trong tựa game này sẽ có xuất hiện của linh vật thuộc về nhà thiết kế Louis Vuitton là Vivienne – một con búp bê gỗ được trang trí với họa tiết hoa từ logo monogram cực kỳ quen thuộc của hãng. Theo đó, người chơi sẽ được con búp bê tên Vivienne này dẫn dắt và khám phá lịch sử lâu đời của Louis Vuitton bằng cách hoàn thành những nhiệm vụ khác nhau.

Image: LVMH

Trong khuôn khổ của trò chơi cũng có 30 mã NFTs và 10 mã tokens được phát hành bởi nghệ sĩ kỹ thuật số Beeple.

Tháng 8: Ralph Lauren và Zepeto

Thương hiệu quần áo nổi tiếng từ Ý đã thiết kế những chiếc áo cổ đứng và váy liền cho những nhân vật đại diện mới trong Zepeto, một mạng xã hội của Hàn Quốc với hơn 200 triệu người dùng.

Đây cũng là lần đầu tiên Ralph Lauren ra mắt những sản phẩm ảo, gồm 12 phong cách và 50 mặt hàng khác nhau, lấy cảm hứng từ phong cách cổ điển cho đến bộ sưu tập mùa hè gần nhất của thương hiệu. Thay vì mức giá hàng trăm USD cho sản phẩm thực tế, mỗi món hàng trong Zepeto có giá chỉ từ 14 đến 40 ZEM – đơn vị tiền ảo của ứng dụng, tương đương từ 0,57 USD đến 2,86 USD tùy món hàng.

Image: Ralph Lauren x Zepeto

Bên cạnh đó, công ty cũng đưa ra “nhiệm vụ” yêu cầu người chơi khám phá không gian trò chơi và tổ chức một buổi concert (hòa nhạc) ảo trực tiếp vào tháng 9.2021 với sự góp mặt của nhóm nhạc tân binh Hàn Quốc TomorrowxTogether (TXT). Trong chương trình, TXT giới thiệu các nhân vật mặc bộ sưu tập 3D của Ralph Lauren khi chụp ảnh selfie ảo với người hâm mộ. Những bức ảnh này sau đó người chơi có thể được chia sẻ trên mạng xã hội.

Tháng 9: Balenciaga và Fortnite

Tháng 9 vừa qua, thương hiệu cao cấp Balenciaga của Pháp đã ra mắt một dòng sản phẩm thời trang kỹ thuật số cho Fortnite, có thể được mua bằng đơn vị tiền tệ trong trò chơi với giá khoảng 8 USD.

Sự hợp tác lần này được thiết kế riêng cho 4 nhân vật kinh điển của Fortnite là Doggo, Banshee, Knight và Ramirez. Ngoài ra, nhân vật Doggo được trang bị bởi combo bao gồm áo hoodie in logo Balenciaga, quần jeans và chiếc kính râm đặc trưng của thương hiệu sẽ là trung tâm chính trong các bảng quảng cáo video 3D trên khắp thế giới. Bên cạnh phụ kiện cho các nhân vật, trò chơi còn tung ra nhiều vật phẩm mang hơi thở của Balenciaga.

Image: Balenciaga x Fortnite

Hơn thế nữa, ở ngoài đời thật, thương hiệu này đã tung ra BST collab với số lượng giới hạn này với các danh mục thời trang và phụ kiện như áo sơ mi, áo hoodie, áo thun, mũ và áo khoác trucker.

Tháng 10: Charli Cohen với Selfridges nhân dịp kỷ niệm 25 năm của Pokémon

Mặc dù không thể gọi là một trò chơi điện tử chính thức, thế giới ảo mà Charli Cohen tạo ra bằng Selfridges đã mang đến cho khách hàng một trải nghiệm nhập vai trong quá trình mua sắm của họ. Nền tảng mua sắm Electric/City được sáng tạo nằm trong một phần của dự án kỷ niệm 25 năm thành lập của Pokémon, cho phép người dùng có cơ hội ‘dạo bước’ qua thế giới kỹ thuật số để khám phá các yếu tố khác nhau trong chiến dịch tổng thể của Pokémon.

Image: Charli Cohen x Selfridges

Thế giới ảo được truyền cảm hứng từ các thành phố quốc tế sôi động, sẽ thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn ảo và cơ hội mua sắm vật phẩm từ bộ sưu tập Pokémon thông qua các xe chở hàng. 

Tháng 10: Pandora và Animal Crossing

Pandora đã ra mắt một hòn đảo của riêng mình trong game Animal Crossing, với thiết kế chủ đạo lấy cảm hứng từ chiến dịch ngàn sao của hãng. Bên cạnh các cửa hàng đặc trưng của thương hiệu, người chơi có thể dạo chơi và tụ tập tại những ngôi nhà được trang hoàng theo tính cách đặc trưng của các đại sứ thương hiệu, như Charli XCX và Beabadoobee. Ngoài ra, Pandora còn tái tạo lại nhà máy ở Chiang Mai, cho phép người dùng sử dụng các vật liệu thủ công để tự sáng tạo và sản xuất bộ sưu tập Pandora Me của riêng mình.

Image: Pandora x Animal Crossing

Tháng 11: Nikeland cho Roblox

Nike là một trong những thương hiệu tiếp theo tham gia vào “Metaverse” với một thế giới ảo mang tên Nikeland. Theo đó, thế giới ảo này sẽ được mô phỏng theo trụ sở chính của thương hiệu ở Beaverton, bao gồm các tòa nhà, cánh đồng và đấu trường. Nikeland sẽ cho phép mọi người truy cập một cách miễn phí, miễn là có tài khoản Roblox. Đặc biệt, người chơi hoàn toàn có thể tùy chỉnh trang phục cho các nhân vật bằng những sản phẩm của Nike.

Image: Nikeland x Roblox

Một phòng trưng bày kỹ thuật số sẽ cung cấp những sản phẩm mới nhất của Nike, bao gồm các sản phẩm kinh điển như Air Force 1, Nike Blazer, Air Force 1 Fontanka và Air Max 2021, cùng với thiết kế Roblox độc quyền của Mercurial Football Boot.

Tháng 11: Fashion Awards và Roblox

Là một phần của giải thưởng thời trang hàng năm, Hội đồng Thời trang Anh đã thêm một hạng mục mới cho năm 2021. Giải thưởng được tạo ra với sự hợp tác của Roblox và do đó, danh sách rút gọn chỉ giới hạn cho năm người sáng tạo Roblox. 

Image: Fashion Awards x Roblox

Để phù hợp với tính chất “ảo” của năm 2021, giải thưởng sẽ được trao bằng “nhân vật ảo” của giám đốc sáng tạo Gucci – Alessandro Michele bên trong thế giới trải nghiệm Roblox. Người chơi cũng sẽ có thể khám phá khu giải trí ảo của Royal Albert Hall để xem các giải thưởng. 

Tháng 11: Stefan Cooke và The Sims 4

Là một tựa game ra mắt từ năm 2000, năm nay, để tạo vẻ ngoài nổi bật cho các nhân vật trong trò chơi, đội ngũ The Sims đã hợp tác với thương hiệu thời trang nam có trụ sở ở London, Stefan Cooke, để phát hành 23 trang phục trong game. Tất cả đều là phiên bản mô phỏng của những thiết kế được yêu thích đến từ các bộ sưu tập trước đó của hãng.

Dự án được đặt tên là Modern Menswear, Stefan và Jake đã nghiên cứu kỹ những bộ sưu tập trước khi chọn ra các sản phẩm cuối cùng để tái hiện trong game. Một trong số đó là sản phẩm mang dấu ấn đặc trưng của Stefan Cooke như “Slashed” knitwear và nổi bật nhất là bộ trang phục áo khoác varsity cổ điển kết hợp với chân váy mini kẻ ô.

Image: Stefan Cooke x The Sims 4

Thực hành: Diana Nguyễn

Theo Fashion United