Bạn có biết? Gucci suýt nữa thuộc về Versace vào những năm 90 thay vì Kering!

Ngày đăng: 22/07/22

Trong bối cảnh thị trường thời trang Ý đang có nhiều biến động và trước sự đe dọa của LVMH (Louis Vuitton Moet Hennessy), Versace từng ngỏ ý mua lại cổ phần của Gucci hòng tạo nên một đế chế thời trang hùng mạnh. Thật không may, như chúng ta đã biết, mọi thứ không diễn ra.

Trở về khoảng thời gian 25 năm trước, thời điểm mà ở Ý các thuơng hiệu thời trang thường thuộc quyền sở hữu của một gia tộc nào đó, điều này đang bị thay đổi. Điển hình nhất là hãng thiết kế thời trang Armani do Giorgio Armani sáng lập, là hãng thời trang Ý nổi tiếng toàn diện cho các lĩnh vực: thiết kế, sản xuất, phân phối và bán lẻ quần áo thời trang, phụ kiện kính, đồng hồ, đồ trang sức, mỹ phẩm, nước hoa, đồ nội thất… được thành lập bởi nhà tạo mẫu, doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng Giorgio Armani. Trong những năm 90, họ gặp khó khăn trong việc tổ chức và duy trì doanh nghiệp trước bối cảnh nhà sáng lập Armani chuẩn bị bước qua tuổi 65 và ông không có người thừa kế.

Với một đế chế khổng lồ như Armani, không dễ dàng gì để tìm được người thay thế cho vị trí lãnh đạo của Giorgio. Mặt khác, hàng loạt các thương hiệu khác như Prada, Fendi, Ferragamo, Etro và Zegna, đối mặt với thách thức tài chính khổng lồ bởi thị trường toàn cầu lúc đó ngày càng thu hẹp và khốc liệt.

Giorgio Armani
Giorgio Armani

Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi các tập đoàn phân phối thời trang xa xỉ như LVMH đến từ Pháp đang nhăm nhe thâu tóm thị trường thời trang Ý bằng nguồn lực tài chính dồi dào của mình. LVMH thời bấy giờ đã bắt đầu với Gucci, họ đấu tranh để giành quyền kiểm soát tập đoàn này cũng như có những động thái đầu tiên với Armani. Gucci đã phải cố gắng rất nhiều trước sự mời gọi của tập đoàn Pháp. Bởi giống như Pháp, Ý ngày đó vẫn đang cố gắng từng bước trở thành một kinh đô thời trang của thế giới. Vì nếu LVMH giành được cả hai nhãn hiệu Gucci và Armani, LVMH sẽ đánh bại hai công ty thời trang hàng đầu của Ý về doanh thu bán hàng thời bấy giờ.

Trong thời điểm đó, cộng đồng thời trang thế giới cũng như Ý phải đón nhận một mất mát lớn trước sự ra đi của Gianni Versace dưới tay một sát thủ ngay trước cửa dinh thự ở Miami. Santo Versace em trai của Gianni trong một lần phỏng vấn với Il Corriere della Sera đã tiết lộ rằng: “Trước khi qua đời, Gianni đã chủ động huy động vốn cổ phần cùng với Gucci hòng biến Versace thành một tập đoàn phân phối thời trang toàn cầu thông qua thị trường chứng khoán”. Đây cũng là thời điểm mà Arab Investcorp – một nhà quản lý toàn cầu về các sản phẩm đầu tư thay thế ở khu vực Ả Rập mất đi lãnh đạo của mình và họ muốn bán cổ phần của mình cho LVMH. Và nếu thành công Arab Investcorp sẽ rơi vào quyền kiểm tra của gia đình Pinault và tập đoàn Kering. Làm cho việc sở hữu Armani và Gucci trở nên dễ dàng hơn.

Santo Versace nói thêm: “Dự án trên được Morgan Stanley – một ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ đề xuất với chúng tôi. Họ cho rằng đây là thời điểm vô cùng thuận lợi để xây dựng ra một trung tâm phân phối xa xỉ quy mô toàn cầu với nòng cốt là người Ý. Versace đã ấp ủ ý tưởng này từ ngày 10 tháng 3 năm 1997. Và dự định tổ chức mua lại cổ phần vào tháng 5 năm 1998 thông qua việc tăng huy động vốn của Gucci cùng với sự đóng góp của Gianni Versace. Gianni không quan tâm đến tài chính của Versace, anh ấy chỉ quan tâm đến việc xây dựng một tập đoàn toàn cầu”. “Anh muốn Versace ở đâu trong 20 năm nữa”, tôi từng hỏi anh ấy. Anh ấy nhìn tôi và trả lời: ‘Cùng với em ở đỉnh thế giới chứ em trai ”.

Từ trái qua phải: Santo Versace, Donatella Versace, Gianni Versace
Từ trái qua phải: Santo Versace, Donatella Versace, Gianni Versace

Trước khi chết, Gianni tại trụ sở chính của Versace ở Via Manzoni Santo Versace đã ký một thỏa thuận với Morgan Stanley để niêm yết tập đoàn Versace lên sàn chứng khoán vào mùa Xuân năm 1998. Nó bao gồm một thỏa thuận với Gucci được ký kết không chỉ bởi Santo Versace mà còn bởi hai chủ ngân hàng Galeazzo Pecori Giraldi và Paola Giannotti de Ponti. Dẫn đầu cho dự án này là Morgan Stanley, Banca Commerciale Italiana, Credito Italiano và Barclays. Nếu thỏa thuận này hoàn thành và đưa Gucci và Versace về chung một nhà, thì sẽ thu hút những hãng thời trang khác để trở thành một đại gia đình thương hiệu Ý thay vì bán mình cho người Pháp (Kering).

Thật không may, như chúng ta đã biết, mọi thứ không diễn ra. Gucci hiện tại đã nằm trong tay người Pháp (dù giám đốc điều hành và giám đốc sáng tạo đều là hai người Ý) và Versace, tuy vẫn giữ lại cơ cấu quản lý cũ với Santo và Donatella Versace (em gái Gianni) là người đứng đầu nhưng Versace vẫn phải chịu quyền quản lý của tập đoàn Capri Holdings của Mỹ do Michael Kors thành lập.        

Thực hiện: Tiến Đạt

Theo nssmag