Mở chuỗi cửa hàng thời trang: Check-list những lưu ý cho các chủ thương hiệu

Ngày đăng: 15/03/24

Trong thị trường thời trang sôi động và đầy cạnh tranh hiện nay, việc mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách phát triển chuỗi cửa hàng không chỉ là một bước tiến tự nhiên, mà còn là một chiến lược quan trọng để tăng trưởng và củng cố vị thế. Tuy nhiên, hành trình từ một cửa hàng đơn lẻ đến một chuỗi cửa hàng thành công không phải là con đường trải đầy hoa hồng. Nó đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, quản lý chặt chẽ, và một tầm nhìn để vượt qua những thách thức.

Trong bài viết này, hãy cùng Style-Republik đi sâu vào việc khám phá những lưu ý quan trọng và các bước thiết yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn mở rộng chuỗi cửa hàng cần phải ghi nhớ.

Nghiên cứu thị trường

Trước khi mở cửa hàng mới, việc nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng tại khu vực đó là bước không thể bỏ qua. Điều này không chỉ giúp xác định được sản phẩm và dịch vụ phù hợp mà còn hỗ trợ trong việc lựa chọn địa điểm kinh doanh và phát triển chiến lược marketing hiệu quả. Nghiên cứu thị trường cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc về đối thủ cạnh tranh, từ đó giúp xác định được lợi thế cạnh tranh của chuỗi cửa hàng.

Chọn địa điểm kinh doanh

Trong việc mở rộng chuỗi cửa hàng thời trang, việc chọn lựa địa điểm kinh doanh là một trong những quyết định quan trọng nhất. Địa điểm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng tiềm năng mà còn định hình thương hiệu của bạn trong tâm trí họ. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi chọn địa điểm kinh doanh cho chuỗi cửa hàng thời trang của bạn.

Khảo sát kỹ lưỡng địa điểm

Trước hết, cần tiến hành khảo sát kỹ lưỡng về địa điểm để đảm bảo rằng nó phù hợp với mục tiêu kinh doanh và đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Điều này bao gồm việc đánh giá mật độ dân cư, đặc điểm địa lý, và hành vi mua sắm thời trang của người dân địa phương. Ngoài ra, cần xem xét đến sự hiện diện của các đối thủ cạnh tranh và cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp khác để tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Chi phí duy trì

Chi phí duy trì cửa hàng tại một địa điểm cụ thể cũng là yếu tố quan trọng cần được cân nhắc. Bao gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí vận hành, và các chi phí khác như điện nước, bảo trì. Một địa điểm với chi phí duy trì hợp lý sẽ giúp tối ưu hóa lợi nhuận và đảm bảo sự phát triển bền vững cho chuỗi cửa hàng thời trang.

Availability Of Items | Help | ZARA United States

Quản lý nguồn hàng và chất lượng sản phẩm

Trong việc vận hành một chuỗi cửa hàng thời trang, việc đảm bảo chất lượng nguồn hàng đồng đều giữa các chi nhánh không chỉ là một thách thức mà còn là yếu tố quyết định đến uy tín và thành công lâu dài của thương hiệu. Dưới đây là một số chiến lược quan trọng để quản lý nguồn hàng và chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả.

Thiết lập mối quan hệ với đối tác tin cậy

Một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất là xây dựng và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp vải, phụ kiện, xưởng may uy tín. Điều này không chỉ đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định và chất lượng cao mà còn giúp đàm phán được những điều khoản tốt hơn, từ đó cải thiện lợi nhuận. Việc lựa chọn nhà cung cấp vải, xưởng may phải dựa trên các tiêu chí nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, khả năng giao hàng đúng hạn và dịch vụ sau bán hàng.

Đọc thêm: Những nhà cung ứng vải tại Việt Nam mà các chủ local brand cần biết

Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều giữa các chi nhánh, việc áp dụng một hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ là cần thiết. Điều này bao gồm việc kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay từ khâu sản xuất hoặc nhập hàng, quy trình kiểm duyệt sản phẩm trước khi đưa vào bán, và thậm chí là thiết lập các buổi đào tạo cho nhân viên về cách nhận biết và xử lý hàng lỗi.

Phản hồi và điều chỉnh dựa trên ý kiến khách hàng địa phương

Khách hàng là nguồn thông tin quý giá để đánh giá chất lượng sản phẩm. Việc thu thập và phân tích phản hồi từ khách hàng tại các chi. nhánh giúp thương hiệu nhận diện những vấn đề về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó nhanh chóng điều chỉnh và cải thiện. Điều này không chỉ giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng mà còn củng cố uy tín của thương hiệu.

Quản trị nhân sự hiệu quả

Trong ngành thời trang, nơi mà xu hướng và sự sáng tạo luôn thay đổi không ngừng, việc quản trị nhân sự trở nên cực kỳ quan trọng khi quy mô cửa hàng mở rộng. Để đảm bảo mỗi chi nhánh của chuỗi cửa hàng thời trang hoạt động hiệu quả và duy trì được chất lượng dịch vụ, cần có một kế hoạch đào tạo và quản trị nhân viên đồng nhất.

Nhân viên cần được đào tạo kỹ lưỡng về các sản phẩm của thương hiệu, bao gồm kiến thức về chất liệu vải, kiểu dáng, và cách bảo quản sản phẩm. Điều này không chỉ giúp nhân viên tư vấn tốt hơn cho khách hàng, mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và tăng cường uy tín cho thương hiệu. Thương hiệu cũng có thể tổ chức các buổi workshop định kỳ để training nhân viên cập nhật xu hướng thời trang mới nhất.

Đọc thêm: Nhân sự trong hệ thống local brand – nguồn lực sáng tạo có thời hạn

Marketing và Bán Hàng

Visual Merchandising

Visual merchandising là một phần không thể thiếu trong ngành thời trang, giúp tạo ra trải nghiệm mua sắm hấp dẫn và kích thích quyết định mua hàng của khách hàng. Cách trưng bày sản phẩm, sử dụng ánh sáng, màu sắc và không gian cửa hàng cần được thiết kế một cách đồng nhất nhằm phản ánh đúng bản sắc thương hiệu. Tuy nhiên, các thương hiệu có thể cân nhắc các yếu tố văn hoá địa phương, để tạo nên sự khác biệt và điểm nhấn giữa các cửa hàng.

Mango just opened its first Canadian store in Toronto and here's what it looks like

Đồng nhất các Campaign Marketing

Để tạo ra sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và đồng nhất, các campaign marketing cần được triển khai một cách nhất quán giữa các cửa hàng trong chuỗi. Điều này bao gồm việc sử dụng các thông điệp quảng cáo, hình ảnh và chương trình khuyến mãi giống nhau trên tất cả các kênh truyền thông, từ in ấn đến digital, từ các cửa hàng Pop-up đến Flagship. Việc này giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu, từ đó tăng cường lòng trung thành và khả năng quay lại mua sắm.

Quản lý hàng tồn

Quản lý hàng tồn kho là một trong những thách thức lớn khi vận hành chuỗi cửa hàng thời trang, nhất là với các thương hiệu có chi nhánh cả ở Hà Nội và Sài Gòn. Trong khi Sài Gòn có khí hậu nóng quanh năm, Hà Nội lại có mùa thu đông, bạn có thể luân chuyển các sản phẩm mùa hè tại Hà Nội vào Sài Gòn. Ngoài ra, mỗi cửa hàng sẽ có số lượng hàng tồn và best seller khác nhau, hãy phân tích dữ liệu lịch sử bán hàng tại các chi nhánh để điều chỉnh kế hoạch sản xuất và chiến lược giảm giá. Bên cạnh đó, thương hiệu có thể áp dụng công nghệ vào quản lý tồn kho giúp theo dõi chính xác lượng hàng tồn tại mỗi cửa hàng và toàn chuỗi. Điều này cũng hỗ trợ việc chuyển hàng giữa các cửa hàng một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Mango Just Opened Its First Canadian Store In Toronto And, 51% OFF

Cuối cùng, việc mở rộng chuỗi cửa hàng thời trang yêu cầu sự kiên trì, tính linh hoạt và khả năng đối mặt với những thách thức không lường trước được. Tuy nhiên, thông qua việc chuẩn bị một cách cẩn thận và thực hiện nghiêm túc các chiến lược mà Style Republik đề cập, bạn có thể giảm thiểu rủi ro và đạt được bước tiến vững chắc trong việc phát triển thương hiệu thời trang của mình.

Thực hiện: Heidi Trương