Căng thẳng gia tăng, H&M tiến hành điều tra các hành vi lạm dụng lao động của nhà xưởng ở Myanmar

Ngày đăng: 21/08/23

Chỉ vài tuần sau khi chủ sở hữu hàng đầu của Zara là Inditex cho biết họ sẽ ngừng đơn hàng từ Myanmar, hãng H&M cũng chia sẻ với hãng thông tấn Reuters rằng họ đang theo dõi 20 trường hợp bị cáo buộc lạm dụng lao động tại các nhà máy may mặc ở quốc gia Đông Nam Á này. Đây là một trong những nơi cung cấp sản phẩm cho nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới.

Một nhóm vận động nhân quyền có trụ sở tại Vương quốc Anh đã theo dõi 156 trường hợp bị cáo buộc ngược đãi công nhân tại các nhà máy may mặc ở Myanmar từ tháng 2 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023, tăng so với 56 trường hợp của năm trước. Số liệu này phản ánh sự suy giảm về quyền của người lao động kể từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng Hai.

Với cắt giảm lương và ăn chặn tiền lương là những cáo buộc được báo cáo thường xuyên nhất, tiếp theo đó là sa thải bất công, tỷ lệ làm việc vô nhân đạo và buộc phải làm thêm giờ, theo một báo cáo của tổ chức phi chính phủ, Trung tâm Nguồn nhân lực và Doanh nghiệp (BHRRC) được Reuters xem và xuất bản vào tháng 8.

Trong một tuyên bố, hãng H&M cho biết: “Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan để theo dõi và sẽ có hành động khắc phục nếu cần thiết thông qua đại diện ở địa phương của chúng tôi tại cơ sở tất cả các trường hợp được nêu trong báo cáo của tổ chức BHRRC.”

Nhà bán lẻ Thụy Điển cũng cho biết: “Chúng tôi lo ngại sâu sắc trước những diễn biến mới nhất ở Myanmar và nhận thấy những thách thức ngày càng tăng trong việc tiến hành các hoạt động của mình đảm bảo theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của chúng tôi”.

Kể từ khi chính quyền quân sự lên nắm quyền ở Myanmar, đẩy nước này vào một cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo, tổ chức BHRRC đã theo dõi các cáo buộc về việc vi phạm quyền của người lao động trong các nhà máy may mặc. Trình theo dõi bao gồm các trường hợp bị lạm dụng tại 124 nhà máy riêng biệt.

Để theo dõi và xác minh các trường hợp bị cáo buộc lạm dụng, họ thông qua các nguồn bao gồm các nhà lãnh đạo công đoàn, phương tiện truyền thông quốc tế và phương tiện truyền thông địa phương như tờ Myanmar Labour News, đồng thời tìm cách xác minh các báo cáo bằng cách kiểm tra với các thương hiệu và phỏng vấn những người lao động. Hãng thông tấn Reuters đã không xác minh độc lập những phát hiện của mình.

Theo báo cáo, đã có 21 trường hợp lạm dụng bị cáo buộc liên quan đến các nhà cung cấp của Inditex. Song công ty Inditex từ chối bình luận về báo cáo.

Người phát ngôn của chính phủ quân sự Myanmar đã không trả lời yêu cầu bình luận về những phát hiện này. Tương tự, Hiệp hội sản xuất hàng may mặc Myanmar cũng lựa chọn không trả lời yêu cầu đưa ra bình luận.

Chiếc mác “Made in Myanmar”

Tập đoàn Inditex của Tây Ban Nha là thương hiệu mới nhất cho biết họ sẽ cắt đứt quan hệ với các nhà cung cấp Myanmar, sau Primark và Marks & Spencer vào năm ngoái. Tuy vậy, điều này có thể mang phản ứng ngược khi một số người cho rằng xu hướng này cuối cùng có thể khiến công nhân may mặc bị thiệt thòi.

Thay vào đó, theo cuộc khảo sát do BHRRC thực hiện, một số thương hiệu chọn cách tăng cường giám sát các nhà cung cấp ở Myanmar. Ví dụ, các văn phòng đại diện trong nước cho phép các thương hiệu tự tiến hành kiểm tra thay vì dựa vào kiểm toán bên ngoài.

Ngay cả sau khi tuyên bố vào tháng 9 năm ngoái rằng họ sẽ ngừng tìm nguồn cung ứng từ Myanma, nhà bán lẻ thời trang nhanh đa quốc gia Primark có trụ sở tại Dublin đã tăng gấp đôi số lượng nhân viên tại thành phố Yangon. Cuộc khảo sát cũng cho thấy, kể từ cuộc đảo chính, công ty thời trang Bestsellers của Đan Mạch đã tăng số lượng nhân viên địa phương từ 3 lên 11 người.

H&M và Bestseller là hai thương hiệu nằm trong số 18 thương hiệu nằm trong dự án MADE do Liên minh châu Âu tài trợ nhằm cải thiện điều kiện lao động tại các nhà máy may mặc của Myanmar. Lập trường của EU là các công ty nên tiếp tục tìm nguồn cung ứng hàng may mặc từ Myanmar – nơi ngành công nghiệp này đang sử dụng lao động chính, với hơn 500 nhà máy sản xuất quần áo và giày dép cho các thương hiệu lớn.

Bà Karina Ufert, Giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Châu Âu tại Myanmar cho biết: “Bằng cách tham gia các cuộc thảo luận với các nhóm quyền lao động địa phương và công đoàn về tiền lương và điều kiện lao động với tư cách là một công ty, bạn có thể tạo ra những đòn bẩy cần thiết”. Trong khi, “Bằng cách lựa chọn rời khỏi đất nước, thật khó để thấy bạn có thể có ảnh hưởng như thế nào đối với các điều kiện địa phương.”

Nhà ngoại giao người Anh Vicky Bowman, cựu đại sứ Vương quốc Anh tại Myanmar và là giám đốc Trung tâm Kinh doanh có trách nhiệm của Myanmar, cho biết các thương hiệu quốc tế đang chịu áp lực ngừng mua hàng từ Myanmar cũng có nhiều khả năng thay đổi tình thế bằng việc tiếp tục cung cấp việc làm ổn định và thực hiện các bước bổ sung để bảo vệ chống lạm dụng quyền.

Bà Bowman chia sẻ với hãng thông tấn Reuters: “Nếu họ rời đi, người lao động địa phương sẽ hoàn toàn mất việc hoặc các nhà máy – những người chỉ quan tâm đến lao động giá rẻ và không lo lắng về điều kiện làm việc sẽ mải mê tranh giành đơn đặt hàng từ các đại lý thu mua tự do”.

Thực hiện: S

Theo Fashion United

Tags: