Khám phá thế giới thời trang qua 12 quyển sách sau đây

Ngày đăng: 27/02/23

Từ những câu chuyện tầm phào cho đến những trang tiểu sử của nhà thiết kế vĩ đại hay các quyển sổ tay về sự phát triển bền vững trong thời trang, sau đây là 12 quyển sách thời trang thật “chic” mà hội tín đồ không nên bỏ lỡ. 

Nếu xem thời trang là một thế giới thì tất nhiên để những thế hệ sau nắm rõ những biến đổi hay những cuộc cải tiến, cách mạng đã từng xảy ra trong thế giới đấy thì chắc chắn phải có những trang sách ghi chép và lưu giữ. Đối với bất kỳ “mọt sách” thời trang nào, để đánh giá “trình độ” thời trang của một ai đó thì chắc chắn chúng ta không thể chỉ dựa vào diện mạo sành điệu hay bắt kịp mọi xu hướng mới nổi trên TikTok mà còn phải quan tâm đến cả chỉ số IQ, tức là kiến thức về thời trang. Đúng là không thể phủ nhận sự tiện năng, cập nhật tin tức nhanh chóng của các phương tiện truyền thông đã khiến việc tìm hiểu về thời trang trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết; tuy nhiên, đôi khi chắc chắn bạn sẽ phải sống chậm lại một chút và tận hưởng những buổi sáng ở nhà, cuộn mình trong chiếc chăn và với một cuốn sách yêu thích về thời trang trên tay. Đọc sách giờ đây cũng trở thành một thú tiêu khiển mới được giới thời thời trang yêu thích. Ngoài ra, sách vở hay văn hóa đọc còn được hàng loạt nhà thiết kế, nhà mốt từ Kim Jones, Proenza Schouler đến Valentino khai thác trên sàn diễn hay các chiến dịch quảng cáo.

Nếu đang tìm kiếm một quyển sách mới cho bản thân hay làm quà năm mới cho người bạn thời trang kén chọn của mình thì list sách thời trang chuẩn chỉnh từ những câu chuyện phiếm thú vị từ một cuốn hồi ký thời trang đương đại sau đây sẽ “chiều lòng” tất cả!

The Beautiful Fall – Tác giả Alicia Drake

Vào những năm 1970 ở Paris, hai nhà thiết kế vốn đối đầu nhau đã thiết lập nên những giai điệu đặc biệt cho thế giới thời trang. Khi Karl Lagerfeld 21 tuổi đã lần đầu chạm mặt với Yves Saint Laurent 18 tuổi tại một cuộc thi dành cho các nhà thiết kế trẻ vào năm 1954, thời điểm mà chẳng ai trong số họ chưa thể đoán trước được tầm ảnh hưởng mà họ đem đến cho thời trang. Ban đầu họ rất hợp nhau, nhưng tình bạn đấy không thể dài lâu, bởi lẽ vì sự cạnh tranh kéo dài hàng thập kỷ như cách mà tác giả Alicia Drake đã ghi lại trong quyển The Beautiful Fall. Quyển sách là bức chân dung về sự suy đồi của thập niên 70 với tất cả sự hấp dẫn của một cuốn hồi ký ngồi lê đôi mách, cùng những lịch sử thời trang và cả những tiết lộ chân thật về cuộc sống thực của loạt cái tên thời trang khổng lồ. 

To Die For: Is Fashion Wearing Out The World? – Tác giả Lucy Siegle 

Ngày nay, có rất nhiều sách, bài báo và phim tài liệu về thời trang bền vững. Điều này cũng khiến hội tín đồ cảm thấy hoang mang và không biết bắt đầu từ đâu. Được xuất bản vào năm 2009, To Die For của tác giả Lucy Siegle là một trong những hướng dẫn chuyên sâu, toàn diện đầu tiên về các vấn đề đạo đức và môi trường trong thế giới thời trang. Có rất nhiều topic được bàn luận nhiều nhất trong quyển sách này việc từ thuốc nhuộm vải gây ô nhiễm các dòng sông trên thế giới như thế nào, đến cuộc đấu tranh của những công nhân may mặc bị trả lương thấp…Tất cả khiến To Die For trở thành văn bản khởi đầu hoàn hảo cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu thêm về mặt tối của thời trang.

Grace: A Memoir – Tác giả Grace Coddington

Grace Coddington được biết đến với một danh xưng như “cánh tay phải” của “bà đầm thép” Anna Wintour tại tạp chí Vogue cho đến năm 2016. Tuy nhiên, những gì mà Grace đem đến cho thời trang hay tác động của cô đối với thời trang còn sâu sắc hơn danh xưng đấy. Cuốn hồi ký thân mật này sẽ đưa người đọc trở về thời thơ ấu lớn lên ở vùng nông thôn xứ Wales, đến những ngày làm người mẫu của cô ấy trong những năm sáu mươi ở London, và cuối cùng là nhiệm kỳ dài của cô ấy tại tạp chí Vogue và cả sự xuất hiện trong tài liệu năm 2009, Số tháng 9. Với câu chuyện kéo dài hơn 50 năm, cuốn sách được minh họa đẹp mắt với các bản vẽ mang đặc trưng của Coddington về một nữ anh hùng thời trang nổi bật mái tóc đỏ rực. Ở Grace: A Memoir Grace đã kể lại câu chuyện về cuộc đời cô ấy một cách sống động và chân thật đến nỗi khiến mọi độc giả ước rằng có thể đồng hành cùng cô trên hành trình đấy. 

The Most Beautiful Job In The World – Tác giả Giulia Mensitieri

Từ trước cho đến nay, dường như chúng ta đều bị hào nhoáng và sự hoàn hảo của thời trang làm “mờ mắt”. Thời trang vốn là một vùng đất chứa đựng ước mơ của nhiều người. Vì thế cũng chẳng ai biết được mặt tối của ngành công nghiệp này. Đây là cơ sở để Giulia Mensitieri tạo cuộc điều tra chuyên sâu về ngành. Với những cuộc phỏng vấn và quan sát từ các nhà tạo mẫu, nhiếp ảnh gia, người mẫu và nhà thiết kế, cô ấy đã phơi bày những sự thật đen tối ít ai biết từ làm việc quá sức và bị trả lương thấp. Nói cách khác, The Most Beautiful Job In The World chính là một lời chỉ trích sâu sắc về chủ nghĩa tư bản và những hy sinh của những cá nhân trên hành trình theo đuổi thành công.

Gods and Kings – Tác giả Dana Thomas

Alexander McQueen và John Galliano đã làm rung động chuẩn mực thời trang những năm 1990, sau đó trở thành người đứng đầu của 2 nhà mốt quan trọng nhất của thời trang Pháp là Givenchy (McQueen) và Dior (Galliano) – trước khi họ rơi vào bi kịch năm 2010 và 2011. Vào những năm đấy, hai nhà thiết kế người Anh xông vào hai trong số những ngôi nhà thời trang cao cấp lâu đời nhất ở Paris, để xé toạc quy tắc thời trang bảo thủ. Cuộc đổ bộ của John Galliano tại Dior và Alexander McQueen vào Givenchy được mô tả là một cuộc xâm lược của Anh. Với đầy các chi tiết hấp dẫn, Gods and Kings vẫn là một tài liệu quan trọng của thời trang trang thập niên 90 và đầu thế kỉ 20.

I Love To Hate Fashion – Tác giả Loïc Prigent

Phía sau ánh hào quang và sự chỉnh chu được tính toán từ “đường đi nước bước” trên sân khấu hay các đường băng thời trang chắc chắn là nơi phơi bày tất cả những sự thật, đặc biệt là những câu chuyện phiếm “trên trời xuống đất”. Vào năm 2014, nhiếp ảnh gia thời trang Loïc Prigent là người bắt đầu viết ra những câu nói vui nhộn, phù phiếm và hết sức điên rồ nhất được thốt ra ở hậu trường tại tuần lễ thời trang.

The Chiffon Trenches – Tác giả André Leon Talley 

The Chiffon Trenches ắt hẳn luôn là một tác phẩm vướng nhiều tranh cãi nhất của huyền thoại André Leon Talley. The Chiffon Trenches như cuốn hồi ký sôi nổi của ông về những thăng trầm của cuộc đời trong ngành thời trang, tiết lộ các bí mật trong mối quan hệ giữa ông với những cái tên thời trang nổi bật từ Anna Wintour, Karl Lagerfeld, Andy Warhol, Roy Halston Frowick và Madonna. Nhiều người đã cho rằng The Chiffon Trenches đã làm giảm đi lớp vỏ bọc hào nhoáng của thời trang khi Talley tiết lộ sự phân biệt đối xử mà ông từng phải đối mặt trên cương vị một người đàn ông da đen với ngoại hình ngoại cỡ thuộc tầng lớp lao động tới từ miền Nam nước Mỹ đang nắm một vị trí đứng đầu của ngành công nghiệp.

Fashion Climbing – Tác giả Bill Cunningham

Trong nhiều thập kỷ, Bill Cunningham và chiếc máy ảnh của ông đã được xem là một biểu trưng hoàn hảo cho vẻ đẹp xa hoa của Thành phố New York giống như Tượng Nữ thần Tự do hay đại sảnh bậc nhất Met Gala. Những bức chân dung mang theo phong cách đường phố dưới lăng kính của ông luôn là những tác phẩm của thời đại. Sau khi ông qua đời, tài sản của Cunningham đã được sắp xếp và kiểm kê lại, và một cuốn hồi ký bí mật đã được phát hiện. Bản thảo có tựa đề Fashion Climbing: A New York Life, được biên tập và xuất bản hai năm sau đó. Fashion Climbing là một câu chuyện lành mạnh về việc đấu tranh để có thể đạt được những gì bạn yêu thích và biến đam mê đó thành hiện thực trong một thành phố tráng lệ như New York.

D.V. – Tác giả Diana Vreeland

Cuốn tự truyện của biên tập viên huyền thoại Diana Vreeland lấp lánh và đầy hóm hỉnh như chính nhà văn vĩ đại. Tràn đầy những câu văn súc tích và sự vô tư duyên dáng, D.V. phản ánh về những năm Vreeland điều hành tạp chí Vogue và Harper’s Bazaar, cũng như những đóng góp của bà cho Viện Trang phục tại Met. Quyển tự truyện bùng nổ với sự phấn khích và nhiệt tình khi Vreeland kể câu chuyện về cuộc đời đáng chú ý của cô ấy với tốc độ nhanh như tia chớp với những điều vô cùng bất ngờ. 

Anna: A Biography – Tác giả Amy Odell

Luôn được biết với danh xưng “người đàn bà thép” hay người phụ nữ quyền lực nhất giới thời trang, nhưng có lẽ chúng ta vẫn chưa biết được hết cuộc đời của Anna Wintour. Và dù đã thuộc lòng các câu thoại trong The Devil Wears Prada, Anna Wintour vẫn là một bí ẩn. Mọi người đều muốn biết cô ấy thực sự là ai đằng sau mái tóc bồng bềnh và cặp kính râm, và cuốn sách của Amy Odell có lẽ sẽ giúp chúng ta giải đáp được phần nào với những cuộc phỏng vấn từ những người thân cận cũng như cộng tác viên thân cận nhất của bà. 

The Battle of Versailles – Tác giả Robin Givhan 

Nhà phê bình thời trang từng đoạt giải Pulitzer của Washington Post đã vẽ ra bức tranh hấp dẫn của ngành công nghiệp thời trang Mỹ vào những năm 60-70, thời điểm mà Ready-to-wear (Quần áo may sẵn) đang dần chiếm ưu thế so với sự tồn tại của thời trang cao cấp đã xuất hiện từ trước đó rất lâu. Và sự xuất hiện của những nhà thiết kế người Mỹ dùng tên mình lập nên các thương hiệu, gia nhập hàng ngũ của giới thượng lưu. 

Bất kể sự đổi mới của London hay chất lượng của các nghệ nhân thủ công của Milan, chúng ta thường tin rằng, khi nói đến thời trang, không ai có thể đánh bại người Pháp. Nhưng vào một đêm tuyệt vời tại Cung điện Versailles vào tháng 11 năm 1973, bất chấp mọi khó khăn, các nhà thiết kế người Mỹ đã chiến thắng. Năm 1973, The Battle of Versailles Fashion Show đã được tổ chức tại Versailles với mục đích gây quỹ cho việc phục hồi cung điện. Đó là cuộc đối đầu từ các nhà thiết kế người Pháp như Yves Saint Laurent và Marc Bohan của Christian Dior với các đối thủ nặng ký của nền thời trang Mỹ từ Halston đến Oscar de la Renta, với sự hiện diện của các khách mời như Liza Minnelli và Josephine Baker trên hàng ghế đầu,… tất cả đã được nhà phê bình thời trang Robin Givhan của Tờ Washington Post kể lại một cách chi tiết trong cuốn sách xuất bản năm 2015 của bà, cũng như thảo luận về cách nó thay đổi thời trang Mỹ mãi mãi cho đến tận nay.

The Vanity Fair Diaries – Tác giả Tina Brown

Vanity Fair Diaries là câu chuyện đầy phong cách và năng động của Tina Brown về tám năm mà cô nắm quyền lãnh đạo tạp chí Vanity Fair, cũng như một trong những biên tập viên quyền lực nhất của New York. Đó là quyển phơi bày mặt xấu của những năm 80 và bản chất khốc liệt của các phương tiện truyền thông. 

Thực hiện Huỳnh Trân

Theo i-D vice