Tại Nhật Bản, giới nhà giàu vẫn ưa chuộng mua sắm hàng hoá xa xỉ tại cửa hàng

Ngày đăng: 20/07/23

Nếu như “Spotlight” năm ngoái thuộc về Hàn Quốc trong lĩnh vực hàng xa xỉ từ các thương hiệu lớn như Louis Vuitton, Gucci và Dior khi lần lượt các nhà mốt “thi nhau” tổ chức các buổi trình diễn thời trang ở thủ đô Seoul và doanh thu đạt kỷ lục tại đây – thì Nhật Bản vẫn duy trì sức mua sắm của mình trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang chậm lại và hậu Phục hồi Covid ở Trung Quốc.

Theo dữ liệu của McKinsey được báo cáo bởi tạp chí Vogue Business, thị trường xa xỉ của Nhật Bản đứng đầu danh sách các điểm đến quốc tế ưa thích của các nhà mốt. Chúng không những phát triển mạnh mẽ mà dự kiến sẽ tăng khoảng 4% vào năm 2025 nhờ người bản xứ. 

Luxury market pushes up rents in Tokyo's top districts - Luxus Plus
Quận Ginza – nơi hội tụ những thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới tại Nhật

Các thương hiệu như Burberry, Prada và Richemont, đã đưa ra những báo cáo cho thấy sự tăng tốc mạnh mẽ tại đất nước mặt trời mọc trong quý trước và doanh số bán hàng đã tăng trong năm 2022. Ngoài ra, các thương hiệu như Marni và Chanel dường như đã xem xét nhu cầu về một cách tiếp cận khác, đặc biệt là về dịch vụ khách hàng, ở Nhật Bản.

Đặt Nhật Bản lên bàn cân với các quốc gia Châu Á ở Thái Bình Dương khác. Xã hội của người Nhật ưa chuộng những nghi lễ và hoạt động truyền thống: các giám đốc điều hành vẫn trao đổi danh thiếp, sử dụng máy fax và thanh toán bằng tiền mặt. Do đó, khi nói đến những cửa hàng offline cho phép khách hàng trải nghiệm – hơn 80% người tiêu dùng xa xỉ cho biết mua sắm ngoại tuyến là một phần quan trọng trong hành trình  “tậu” hàng hóa, với 36% mua sắm độc quyền trên mạng. 

Dior Unveils Designer of Dreams Exhibit in Tokyo – WWD
Triển lãm “Designer of Dreams” của Christian Dior tại Tokyo, Nhật Bản

Theo McKinsey, người tiêu dùng Nhật Bản cho rằng 3 yếu tố sau quyết định cách họ đánh giá trải nghiệm mua sắm: cách cư xử lịch sự, kiến thức tốt về sản phẩm và dễ dàng tìm kiếm mặt hàng này. Một quốc gia có tỷ lệ người cao tuổi sở hữu tuổi thọ cao nhất trên thế giới, người mua sắm hàng xa xỉ ở đó mong đợi mức độ chăm sóc chuyên nghiệp nhất trong dịch vụ.

Sự hiếu khách cũng có thể nâng cao trải nghiệm tại cửa hàng. Các thương hiệu đều nhận thức rõ điều này, nhiều cửa hàng thuộc các nhà thương hiệu đã mọc lên trên khắp đất Nhật. Điển hình như cửa hàng thời trang Ginza của Chanel cũng là nơi tọa lạc của Beige – nhà hàng hai sao Michelin của đầu bếp người Pháp gốc Monegasque – Alain Ducasse.

ベージュ アラン・デュカス 東京
Nhà hàng Beige tọa lạc phía trên cửa hàng Chanel tại Ginza, Tokyo

Bên cạnh đó còn có Osteria da Massimo Bottura của Gucci – loạt nhà hàng đậm chất Ý – đến Ristorante Luca Fantin của Bvlgari, hoặc có thể kể đến Café Dior của Ladurée và Le Café V của Louis Vuitton. Có thể thấy rằng trải nghiệm thực tế là rất quan trọng ở Nhật Bản, tuy nhiên các thương hiệu vẫn có thể sử dụng các nền tảng online để kết nối với người tiêu dùng địa phương, như trường hợp của Chanel, Gucci, Valentino và Prada, những người đã chọn mở tài khoản chính thức trên các ứng dụng nhắn tin yêu thích của người Nhật như Line.

Gucci Osteria da Massimo Bottura — Restaurant Review | Condé Nast Traveler
Nhà hàng Osteria da Massimo Bottura của Gucci
From Dakar to Tokyo, the Chanel 22/23 Metiers d'Art Show is a Testament of the Maison's Collaborative Spirit - ELLE SINGAPORE
Chanel đã đem BST 2022/23 Métiers d’art từ Dakar đến Tokyo

Tính riêng về thương hiệu Chanel đã sở hữu 33 cửa hàng trên khắp Nhật Bản, đang gầy dựng và củng cố danh tiếng tại quốc gia nằm tại cực Đông của Châu Á. Tại bộ sưu tập Métiers d’Art 2023 defilé ở Tokyo, khách mời đã được thưởng thức một buổi biểu diễn khiêu vũ, sau đó là màn trình diễn âm nhạc của nghệ sĩ người Senegal Nix và nghệ sĩ guitar người Nhật Ichika Nito. Bên cạnh đó, còn có một lớp học nâng cao do thương hiệu tổ chức với chủ tịch kiêm biên tập viên Tyler Brûlé, đầu bếp tại Monocle, dành cho 350 sinh viên từ các trường thời trang, nghệ thuật, thiết kế và quản lý hàng đầu đã diễn ra. Theo Bruno Pavlovsky, Giám đốc điều hành của thương hiệu, buổi trình diễn thời trang là “một cách để tôn vinh sự sáng tạo, không chỉ trong thời trang mà còn trong âm nhạc và khiêu vũ”. Bộ sưu tập được đã được trình làng tại Dakar vào tháng 12 năm ngoái, nay đã được giới thiệu lại tại Tokyo, Pavlovsky nói rằng thương hiệu cảm thấy các sản phẩm may mặc phù hợp với phong cách “thanh lịch” của người tiêu dùng Nhật Bản và họ muốn thiết lập mối quan hệ địa phương ở châu Á sau nhiều năm đóng cửa vì dịch.

Nhật Bản cũng chiếm 23% tổng doanh số của Marni. Thương hiệu xa xỉ của Ý đã mở cửa hàng đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 2000 và hiện có 25 cửa hàng tại quốc gia này (trên tổng số 96 cửa hàng trên toàn thế giới), bao gồm ba cửa hàng và một cửa hàng mới đang trong quá trình khai trương. Theo Giám đốc điều hành Barbara Calò, công ty có kế hoạch cải tiến một số cửa hàng hiện có trong nước, bao gồm cả việc tập trung vào pop-up store để thu hút khách hàng đến trực tiếp. Vì lý do này, Marni đã quyết định tổ chức một buổi trình diễn thời trang 2.000 khách tại Tokyo vào tháng 2 năm ngoái, đây là lần thứ hai sau New York từ bốn sàn diễn thời trang do OTB tổ chức để mang tầm nhìn toàn cầu của Marni đến với khách hàng và cộng đồng đang phát triển từ đó hỗ trợ và đánh giá cao các sản phẩm, quy tắc và giá trị văn hóa của nhà mốt. 

Tokyo: Dior pop-up store | superfuture®
Cửa hàng pop-up của Dior tại Tokyo
Inside The Revolutionary Balenciaga Pop-Up Store At Tokyu Plaza Ginza Vanity Teen 虚荣青年 Lifestyle & New Faces Magazine
Pop-up store của Balenciaga

The Japanese garden according to Marni - IFDM

Có thể thấy, trong khi Hàn Quốc là miền đất hứa mới cho thị trường xa xỉ, thì Nhật Bản vẫn là nơi trú ẩn an toàn cho các thương hiệu lâu đời. 

Thực hiện: Mỹ Tâm

Theo Nss Mag